Menu
  
Hoạt động quốc tế

​Đại diện Khoa Tài chính - Kế toán UEF tham gia buổi training về thuế cho giảng viên Indonesia

25/06/2024
Sự thống nhất kinh tế ASEAN đang ở giai đoạn tiến triển quan trọng, đòi hỏi phải giải quyết những rào cản của các dòng hàng hóa, dịch vụ, nguồn lao động, vốn và đầu tư. Tính đa dạng trong chính sách thuế ở mỗi thành viên ASEAN có thể tạo ra những cản trở lớn trong hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia trong khối. Do đó, việc hài hòa thuế là giải pháp thiết yếu để thúc đẩy thương mại và đầu tư khu vực, gia tăng sức cạnh tranh của các nước Đông Nam Á trên thị trường toàn cầu.
Nhằm cập nhật, chia sẻ thông tin xoay quanh vấn đề này, đồng thời đẩy mạnh hoạt động kết nối giáo dục quốc tế, sáng ngày 21/6, ThS. Nguyễn Thanh Lâm - Phó Trưởng Khoa Tài chính - Kế toán UEF đã có buổi chia sẻ, tập huấn cho các thầy, cô Indonesia. Được biết, hoạt động training lần này do Swadaya Institute of Communication and Business (SWIN) tổ chức với chủ đề "Taxation Aspects in Transactions Between ASEAN Countries and Tax Aspects in IFRS" (Khía cạnh thuế trong giao dịch giữa các nước ASEAN và khía cạnh thuế trong IFRS).
 

Buổi training là cơ hội chia sẻ kiến thức, giao lưu học hỏi kinh nghiệm với bạn bè quốc tế
 
Xuyên suốt buổi training, ThS. Nguyễn Thanh Lâm đã phân tích và đặt ra nhiều vấn đề xoay quanh việc xác định sự khác biệt giữa thu nhập tài chính trước thuế và thu nhập chịu thuế, mô tả sự khác biệt tạm thời tạo ra số tiền chịu thuế trong tương lai, mô tả khoản chênh lệch tạm thời phát sinh từ số tiền được khấu trừ trong tương lai, giải thích việc không ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại, mô tả cách trình bày chi phí thuế thu nhập trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và mô tả những khác biệt tạm thời và khác nhau vĩnh viễn (various temporary and permanent differences).
 
ThS. Nguyễn Thanh Lâm phân tích và mở rộng nhiều khía cạnh xoay quanh vấn đề thuế
 
Theo chia sẻ của thầy, các tổ chức phải nộp tờ khai thuế thu nhập theo hướng dẫn của cơ quan thuế thích hợp. Bởi vì IFRS và các quy định về thuế khác nhau ở một số điểm nên số tiền được báo cáo thường xuyên sẽ khác nhau: Chi phí thuế thu nhập (IFRS) và thuế thu nhập phải nộp (cơ quan thuế). 
Bên cạnh đó, thầy Nguyễn Thanh Lâm cũng làm rõ sự khác nhau giữa báo cáo tài chính và khai thuế, so sánh sự khác nhau giữa nhà đầu tư và chủ nợ với IFRS.
 


Nhiều hình ảnh, ví dụ minh họa cụ thể được thầy lồng ghép xuyên suốt buổi training
 
Để dễ hình dung hơn về kế toán thuế thu nhập, thầy đã mang đến buổi training nhiều bài toán minh hoạ cụ thể, đặt ra các câu hỏi tương tác như: Ảnh hưởng của tài khoản báo cáo các khoản doanh thu khác nhau cho IFRS so với thuế là gì?, chỉ ra những chênh lệch sổ sách qua bảng báo cáo IFRS và bảng báo cáo thuế cùng hàng loạt ví dụ để làm rõ vấn đề doanh thu/ lợi nhuận phải chịu thuế sau khi được ghi nhận vào thu nhập tài chính,...
 


ThS. Nguyễn Thanh Lâm trao đổi, giải đáp những thắc mắc và phản biện từ học viên
 
Buổi training của ThS. Nguyễn Thanh Lâm về chủ đề “Các khía cạnh thuế trong giao dịch giữa các nước ASEAN và khía cạnh thuế trong IFRS” đã nhận được nhiều sự quan tâm và đánh giá cao từ các thầy, cô Indonesia. Với nội dung bài giảng chuyên sâu, cập nhật những thông tin mới nhất cùng phương pháp truyền đạt sinh động đã giúp các học viên nắm bắt kiến thức một cách hiệu quả.
Hoạt động lần này không chỉ là cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực và thúc đẩy sự phát triển chung của nền giáo dục đào tạo trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán, mà còn là minh chứng cho sự hợp tác, giao lưu giữa Nhà UEF với các trường đại học, tổ chức giáo dục trong khu vực ASEAN.
 
TT.TT-TT
TIN LIÊN QUAN