Được biết, năm 2022, UEF đạt tổng số điểm đánh giá 579 và là trường thứ 6 tại Việt Nam đạt chứng nhận quốc tế QS Stars (QS Stars Certificate Award Ceremony) với kết quả 4 Sao. Trong đó, trường có 4/8 tiêu chuẩn đạt điểm xuất sắc 5 Sao và được QS đánh giá cao, bao gồm Teaching (Chất lượng giảng dạy), Employability (Việc làm của sinh viên), Facilities (Cơ sở vật chất), Inclusiveness (Phát triển toàn diện). Đáng chú ý, theo kết quả khảo sát sinh viên về chất lượng giảng dạy, UEF có độ hài lòng lên đến 93,7%, vượt xa mức điểm cao nhất theo yêu cầu của QS Stars (75%).
Bên cạnh đạt chứng nhận QS, UEF cũng vừa đạt chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục chu kỳ 2 năm 2023, đồng thời trường cũng đạt chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ đại học 16 ngành: Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Kế toán, Luật Kinh tế, Công nghệ thông tin, Marketing, Quản trị nhân lực, Quan hệ công chúng, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, Luật quốc tế, Thương mại điện tử, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Ngôn ngữ Nhật và Quan hệ quốc tế; trình độ thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh; hoàn thành khảo sát chính thức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ 3 ngành: Tài chính - Ngân hàng, Kế toán và Luật kinh tế.
Trường có 5/9 tiêu chuẩn đạt 5 Sao tuyệt đối
Tại Việt Nam, UEF là trường đại học định hướng quốc tế liên tục cải tiến và có những đổi mới không ngừng. Trường nổi bật với các chương trình đào tạo song ngữ, chương trình quốc tế hiện nay. Ngoài việc mang đến những chương trình đào tạo chất lượng, trường liên tục mở rộng và phát triển môi môi trường trao đổi học thuật quốc tế. Về hoạt động cộng đồng, Nhà trường nhắm đến các tiêu chí phát triển bền vững song hành với trách nhiệm xã hội thông qua hàng trăm hoạt động khác nhau từ các cấp địa phương đến quốc tế.
Với Bộ chuẩn mới QS Stars phiên bản 6.0, bên cạnh tăng số tiêu chuẩn từ 8 lên 9 so với bộ tiêu chuẩn trước đây, QS còn thay đổi và bổ sung các tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn để đảm bảo việc đánh giá một trường đại học mang tính quốc tế đầy đủ, khách quan, và đúng xu hướng phát triển của giáo dục đại học. Đối với bộ tiêu chuẩn mới QS Stars phiên bản 6.0, QS cập nhật nhiều tiêu chuẩn liên quan đến 17 mục tiêu phát triển của Liên Hợp quốc (Sustainable Development Goals - SDGs) để hỗ trợ các trường đại học định hướng quốc tế, đồng thời chuẩn bị lực lượng lao động có kiến thức, kỹ năng để giải quyết thách thức của cộng đồng và xã hội. QS đã cập nhật thêm tiêu chuẩn Quản trị tốt (Good Governance): đánh giá chiến lược phát triển của một cơ sở giáo dục đại học, chiến lược quản lý rủi ro, sự hài lòng của cán bộ - giảng viên - nhân viên, đảm bảo chất lượng, hệ thống chính sách liên quan phát triển bền vững của Liên Hợp quốc SDGs, tính minh bạch, cân bằng giới. Đối với các tiêu chuẩn cũ, QS đã cập nhật nhiều nội dung mang tính xu hướng trong phát triển giáo dục đại học quốc tế. Ngoài ra, QS bổ sung vào tiêu chuẩn Đa dạng, công bằng và bao trùm thay cho tiêu chuẩn Phát triển toàn diện để đánh giá một trường đại học cung cấp môi trường học tập công bằng và quan tâm sự phát triển của mỗi cá nhân, tôn trọng sự khác biệt và tự do thể hiện…; thay đổi tiêu chuẩn Internationalisation (Quốc tế hoá) bằng tiêu chuẩn Global Engagement (Tương tác toàn cầu). Thuật ngữ Global Engagement được dùng phổ biến trong những năm gần đây của các trường đại học trong việc nâng cao các hoạt động quốc tế hóa đa dạng và được triển khai sâu rộng. |