Thiết kế đồ họa là một hình thức nghệ thuật sử dụng hình ảnh với sự hỗ trợ của máy tính để tạo ra các thiết kế phục vụ cho thị trường thương mại và thị trường tư nhân. Thiết kế đồ họa là một trong những nghề đòi hỏi sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên vì họ phải tạo ra sự khác biệt và điểm nhấn trong từng sản phẩm mà họ thiết kế.
Đôi khi phong cách thiết kế của một designer có thể lột tả được cả tính cách của người đó. Để tạo ra được những sản phẩm ấn tượng, mới lạ các designer sẽ cần phải có cảm hứng, ý tưởng và yếu tố này không phải lúc nào cũng tự nhiên sinh ra. Vậy nếu không quá sáng tạo liệu có học thiết kế đồ hoạ được không?
Học thiết kế đồ hoạ có cần sự sáng tạo?
Không phải ngẫu nhiên mà thiết kế đồ họa lại trở nên “hot” trong thời đại công nghệ 4.0. Bởi ngày nay, ngoài công nghệ, ngày càng có nhiều lý do khiến con người lười biếng, đặc biệt là việc đọc, viết và tìm kiếm thông tin. Họ luôn tìm cách hiểu thông tin mà không mất quá nhiều thời gian, Graphic Design đã phục vụ tốt nhu cầu của công chúng.
Để khơi dậy sự tò mò của khán giả, bạn cần phải sáng tạo và học hỏi để tạo ra những sản phẩm phù hợp thị hiếu của số đông người xem. Sự sáng tạo trong lĩnh vực thiết kế không phải là cái tự có sẵn, mà nó được hình thành và nâng cấp từ một quá trình học hỏi lâu dài, rèn luyện tư duy của mỗi người. Những người luôn có được ý tưởng thiết kế tốt sẽ ít gặp khó khăn hơn trong quá trình làm việc, đồng thời cũng tạo được vị trí vững chắc cho bản thân trong ngành thiết kế.
Vì thế, đối với các công việc liên quan đến thiết kế và nghệ thuật, ý tưởng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp bạn tồn tại và cạnh tranh được với những nhà thiết kế khác. Có rất nhiều cách để duy trì và nâng cao khả năng sáng tạo cho mỗi cá nhân: kiến thức, rèn luyện tư duy, cập nhật những xu hướng mới, sử dụng những công cụ hỗ trợ hiệu quả như màn hình thiết kế đồ họa.
FIT UEF hiểu rằng đại đa số các bạn thắc mắc “không biết vẽ có học thiết kế đồ họa được không?” vẫn còn đang học THPT và có định hướng theo nghề thiết kế đồ họa, đang mon men tìm hiểu về ngành. Số ít còn lại là các bạn đang học ngành khác không thấy phù hợp và muốn chuyển hướng sáng thiết kế đồ họa cũng bắt đầu tìm hiểu về ngành được ví là “hái ra tiền” này.
Chính vì vậy, khoảng 90% trong số các bạn còn khá mơ hồ về thiết kế đồ họa số, dễ dàng nhầm lẫn giữa 2 khía cạnh thiết kế và nghệ thuật. Để rồi khi ai đó nói nhỏ vào tai bạn “Học thiết kế mà không biết vẽ thì chỉ có bỏ…” Bạn hoang mang, lo lắng, thậm chí là bất an, không tự tin để học…
Vì sao không sáng tạo vẫn có thể học thiết kế đồ hoạ?
Nhà bác học Albert Einstein đã từng thừa nhận: “Thiên tài chỉ mang 1% là tài năng, 99% đến từ sự chăm chỉ”, mọi kiến thức đều phải được mài giũa chứ không thể tự nhiên mà đến.
Vì vậy, chỉ cần bạn yêu thích sáng tạo, bạn sẽ có động lực để theo đuổi ngành thiết kế đồ họa. Nhà thiết kế khác với nghệ sĩ, nếu nghệ sĩ tạo nên những tác phẩm dựa vào năng khiếu, cảm xúc thì nhà thiết kế làm việc có lý trí. Một thiết kế tốt không phải là đẹp mà là phù hợp, giải quyết được vấn đề mà khách hàng gặp phải. Như vậy, vấn đề sáng tạo ở đây cần rất nhiều sự tính toán chứ không hề do ngẫu hứng.
ThS. Võ Đình Ngà - Trưởng ngành Thiết kế đồ hoạ UEF cho rằng: "Không có sự sáng tạo nào tuôn trào mãi trong đầu nếu không có sự luyện tập, cập nhật, học hỏi. Nếu chúng ta cứ mặc nhiên cho rằng thiết kế là ỷ lại vào vốn sáng tạo có sẵn thì đến một thời điểm nào đó, bản thân chúng ta sẽ thấy hết năng lượng để theo đuổi sự nghiệp thiết kế mà thôi."
TS. Nguyễn Hà Giang-Trưởng Khoa CNTT UEF (phải) và ThS. Võ Đình Ngà-Trưởng ngành TKĐH(trái)
Sinh viên Thiết kế đồ hoạ nhà FIT sáng tạo bằng cách nào?
Thay đổi thói quen đã khó, thay đổi được cả tư duy là cả một vấn đề lớn. Nhưng tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM, ngành Thiết kế đồ hoạ, thay đổi tư duy, kích thích sáng tạo lại là một “đặc sản” được cán bộ giảng viên và sinh viên nhà FIT UEF tự hào. Có một điều thú vị sẽ dễ dàng được nhận ra nếu được hỏi các sinh viên về điều quan trọng nhất mà họ thấm thía khi học thiết kế đồ hoạ , phần lớn sẽ là “Thinking out of box”.
Để sinh viên của mình có suy nghĩ khác biệt, có những ý tưởng không giới hạn, ngành Thiết kế đồ hoạ UEF có nhiều bộ môn học thực hành độc đáo được các giảng viên giàu kinh nghiệm thực chiến thiết kế và dẫn dắt. Có thể kế đến những buổi thực hành bằng tay cắt dán từ tranh ảnh rời rạc tạo nên thông điệp, các bước tạo sơ đồ tư duy (mindmap), brainstorming, phương pháp kết hợp (in lưới, mix màu..), những bài tập độc đáo cho ra ý tưởng mới mà các giảng viên mách riêng cho các học viên của mình….
Chưa kể, môi trường quốc tế với 50% học phần bằng tiếng Anh, phương pháp giảng dạy đặt học viên làm trung tâm cũng khiến sinh viên trở nên tự tin hơn hẳn, dám mạnh dạn thể hiện bản thân. Những chuyến tham quan doanh nghiệp, những buổi tư vấn định hướng nghề nghiệp càng giúp cho sinh viên ngành Thiết kế đồ hoạ FIT UEF vững tin hơn trên con đường chọn nghề.
Nếu không biết vẽ thì làm thế nào để trở thành Graphic Designer?
Muốn làm trong ngành thiết kế, chúng mình cần phải có kiến thức bài bản. Bạn không thể cóp nhặt kiến thức ở chỗ này một ít, chỗ kia một ít, như vậy sẽ gặp rất nhiều khó trong việc sắp xếp kiến thức theo đúng trật tự của nó. Việc sở hữu những kiến thức nền tốt, nắm được nguyên lý của quy trình thiết kế sẽ giúp bạn hình thành lối đi tư duy riêng, góp phần tạo ra ý tưởng thiết kế sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn.
Chính vì vậy, với ngành đòi hỏi kỹ năng như thiết kế đồ họa, bạn cần xây dựng được lộ trình học tập rõ ràng, càng cụ thể, đặc biệt rút ngắn được thời gian càng tốt. Chẳng hạn, nếu bạn không biết vẽ, ban có thể chọn học tại trường chất lượng quốc tế (thường thì trường quốc tế sẽ chú trọng kỹ năng thực hành và ngoại ngữ cao hơn) không thi tuyển năng khiếu vẽ để có thể bắt đầu hành trình theo đuổi đam mê của mình một cách dễ dàng hơn.
Tại UEF, các bạn sinh viên ngành Thiết kế đồ hoạ đều là những Designer tay ngang với niềm yêu thích, đam mê thiết kế chứ không hề có kỹ năng vẽ trước đó. Các bạn bắt đầu được làm quen, được hướng dẫn ngay từ những năm đầu kiến thức cơ bản về hội hoạ, mỹ thuật, tin học.. như trong kỹ năng phối màu, kỹ năng đi nét - dựng hình, tạo hình... để đảm bảo có kiến thức, năng lực tham gia vào thiết kế thẩm mỹ ứng dụng nói chung và chuyên ngành thiết kế đồ hoạ nói riêng.
Những nét vẽ chập chững của sinh viên viên năm 1, năm 2 ngành Thiết kế đồ hoạ UEF
Cuối cùng, câu hỏi "Không biết vẽ có học thiết kế đồ họa được không?” câu trả lời chắc chắn là CÓ.
Bạn hoàn toàn có thể trở thành Graphic Designer nếu đam mê và nỗ lực đủ lớn. Thay vì quan tâm quá nhiều đến sự bàn tán, đánh giá bên ngoài không cần thiết, hãy tập trung để hiểu rõ bản thân cần gì, muốn gì và phải làm gì để chinh phục được ước mơ. Đó mới là điều quan trọng.
Đặc biệt, sinh viên ngành Thiết kế đồ hoạ tại UEF được nhận học bổng do doanh nghiệp tài trợ tương đương 30% học phí trong toàn khóa học. (Áp dụng cho tân sinh viên tốt nghiệp THPT năm 2023 và không áp dụng đồng thời với các chính sách học bổng khác).
Liên hệ để được tư vấn về ngành nghề:
Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF)
141 Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
* ĐT: (028) 5422 5555 - Hotline: 094 998 1717, 091 648 1080 * Website: www.uef.edu.vn
* Email: tuyensinh@uef.edu.vn
Khoa CNTT UEF