Hướng nghiệp

Những hiểu lầm về ngành Công nghệ thông tin!!!

30/05/2023
“Mùa” thi lại đến, các sĩ tử 2k5 của chúng ta lại bước vào giai đoạn căng thẳng của những ngày ôn thi sáng tối, bên cạnh đó là khoảng thời gian “đau đầu” khi phải lựa chọn ngành, chọn trường. Và với các bạn học sinh quan tâm và muốn tìm hiểu về ngành Công Nghệ Thông Tin, cũng không tránh khỏi những hiểu lầm về ngành này.
Ngày xưa, người ta hiểu ngành Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành làm việc với máy tính và xử lý, truyền tải thông tin. Dễ dàng nhận thấy nhất là lập trình ra phần mềm ứng dụng, quản lý mạng máy tính,...
Nhưng đó là ngày xưa, ngày nay thì khác rồi. Ngành CNTT hiện tại là ngành công nghệ phát triển nhanh nhất thế giới. Nó phát triển nhanh đến nỗi hôm qua là chúng ta có thể lạc hậu so với thế giới của hôm nay. Cuộc sống của chúng ta đã thay đổi rất nhiều nhờ vào ngành Công nghệ thông tin. Từ việc giảng dạy trên bảng phấn truyền thông đến việc trình chiếu trên máy tính, từ việc liên lạc bằng thư tay đến thư điện tử và cuối cùng là tất cả mọi người có thể kết nối với nhau trên Facebook thật dễ dàng.

Dẫu cho ngành Công nghệ thông tin là bệ phóng cho rất nhiều "nhân tài" công nghệ, nhưng nhiều khi vẫn bị hiểu nhầm như chỉ liên quan đến lập trình phần mềm trên máy tính, hoặc chỉ liên quan đến lắp ráp máy tính. Sự thật hoàn toàn khác. Cùng FIT tìm hiểu nhé!
1. Học Công nghệ thông tin rồi sau này đi lắp máy tính với cài Win dạo?

Câu trả lời là KHÔNG. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin sẽ có cơ hội trở thành lập trình viên (đặc biệt là lập trình các phần mềm tin học máy tính, công nghệ thông tin); chuyên viên phân tích, thiết kế, phát triển trong các dự án phát triển, thiết kế, chế tạo các thiết bị phần cứng; làm việc trong các công ty về phần cứng cũng như phần mềm máy tính; cán bộ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng, các công ty trong nước và nước ngoài... với mức lương hấp dẫn.

2. Sự phát triển của ngành IT chỉ là xu hướng nhất thời

Sự thật là, ngành Công Nghệ Thông Tin vẫn sẽ tiếp tục phát triển trong hiện tại và các tương lai, các chuyên ngành mới và công nghệ mới vẫn phát triển. Dịch bệnh Covid xảy ra đúng vào thời điểm phát triển của cuộc CMCN 4.0, nhờ đó chúng ta có thể ứng dụng những thành tựu của ngành Công Nghệ Thông Tin vào giải quyết công việc và phục vụ cuộc sống thay vì phải trực tiếp gặp mặt như: làm việc trực tuyến, học hành và hội họp bằng hình thức online (Google Meet, Zoom, Microsoft Team,…), kinh doanh qua mạng, sử dụng ví điện tử và thẻ tín dụng khi thanh toán thay thế cho tiền mặt,…
Chính vì thế, nhìn vào thực trạng hiện nay, có thể thấy ngành Công Nghệ Thông Tin đã và đang trở thành một ngành HOT và được chú trọng phát triển. Mục tiêu của Bộ Thông tin & Truyền thông đặt ra là, đến năm 2025 sẽ có 1,3 triệu lao động ngành Công Nghệ Thông Tin, và cơn “khát” nhân lực trong ngành Công Nghệ Thông Tin chưa bao giờ hạ nhiệt, kể cả không phải trong mùa Covid.

3. Ngành CNTT chỉ chuyên đào tạo về những kiến thức và ứng dụng máy tính?

Không hề. Sinh viên theo học Công nghệ thông tin không chỉ được cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung và kỹ thuật máy tính nói riêng; mà còn được đào tạo kỹ năng phân tích - thiết kế - xây dựng hệ thống phần cứng lẫn phần mềm trong các lĩnh vực như thiết kế vi mạch; kỹ năng tham mưu - tư vấn với tư cách là một chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin, khả năng làm việc nhóm hay độc lập nghiên cứu để học lên các trình độ cao hơn.

4. Để thành công trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, chỉ cần chú trọng chuyên môn, còn ngoại ngữ chỉ là một kỹ năng phụ có hay không cũng được?

Đó là những quan niệm đã quá cũ, lỗi thời và lạc hậu. Trong xu thế hội nhập của xã hội hiện đại, tiếng Anh đã trở thành công cụ thiết yếu để giao tiếp với thế giới, là nhu cầu tối thiểu của thị trường việc làm nếu bạn muốn có một mức lương thu nhập khá trở lên. Hơn nữa, tiếng Anh còn là công cụ để bạn có thể làm chủ được kho kiến thức vô hạn trong thế giới công nghệ biến chuyển không ngừng, nâng cao kỹ năng chuyên môn ngay cả khi không còn ngồi trên ghế nhà trường.

5. Kỹ sư công nghệ thông tin sẽ bị thay thế khi robot và AI trở nên phổ biến và thay thế được cho con người?

Câu trả lời là KHÔNG. Bộ não của một chú robot thông minh là các mạch điện tử nhỏ gọn được lập trình; việc nó thông minh đến mức nào là phụ thuộc vào người lập trình cũng phương pháp lập trình. Các mạch điện tử nhỏ gọn hoạt động theo các chương trình được lập trình này chính là công việc của ngành Công nghệ thông tin. Nếu không có con người, ai sẽ tạo ra những chú robot này?

6. Ngành Công nghệ thông tin chỉ phù hợp với con trai?

Trong một xã hội bình đẳng giới và nữ giới đang vươn lên khẳng định vị thế của chính mình thì không có “vùng cấm” cho các bạn nữ, trong ngành Công nghệ thông tin cũng vậy. Đam mê cùng với quyết tâm học hỏi, nỗ lực không ngừng sẽ giúp bạn chinh phục được mọi khó khăn trong lĩnh vực này.
Bạn có biết lập trình viên đầu tiên trên thế giới là ai không? Nếu chưa search ngay từ khoá Ada Lovelace hoặc dành 1 phút để đọc Lập trình viên đầu tiên trên thế giới là một mỹ nữ. Bạn sẽ thấy dù phát minh ra chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới là một nhà toán học nam nhưng người thổi hồn cho nó lại chính là người phụ nữ đặc biệt Ada Lovelace giúp cỗ máy đơn thuần tạo ra những “hình mẫu đại số như chiếc khung cửi dệt nên lá và hoa”.

Hay tiêu biểu cho nữ doanh nhân thành đạt bởi ngành này phải kể đến bà Ginny Rometty - CEO của tập đoàn công nghệ IBM, Jessica McKellar - Giám đốc kỹ thuật tại Dropbox và là nhân vật chủ chốt trên thế giới của Python, một ngôn ngữ lập trình phát triển web phổ biến hay bà Anna Patterson - Phó Giám đốc Kỹ thuật phụ trách nghiên cứu và trí tuệ máy móc tại Google...

Thành công trong ngành CNTT hay bất kỳ ngành nào không phải phụ thuộc vào IQ. EQ mới quan trọng.Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, EQ – Thông minh Cảm xúc – là một chỉ số hiệu quả hơn khi nói đến sự thành công nói chung. Ở điểm này, Phụ nữ thường có điểm số cao hơn so với đàn ông. Các bạn nữ hoàn toàn có thể tham gia chuyên ngành CNTT như các bạn nam.

Kết luận

Có thể nói CNTT là một trong những nghề có tính cạnh tranh gay gắt và tính đào thải khốc liệt. Bởi đây là lĩnh vực phát triển với tốc độ nhanh nhất và quy tụ nhiều người bộ óc tài năng. Tuy nhiên, nếu bạn là người tài năng và có hoài bão, bạn có thể vượt qua tất cả. Hầu hết những nhân vật nổi tiếng trong ngành CNTT đều khởi đầu từ hai bàn tay trắng, nhưng ngày nay họ được cả thế giới ngưỡng mộ.

Làm thế nào để chinh phục ngành Công nghệ thông tin?
+ Không ngừng tự học, thực hành

Một trong những khó khăn của ngành IT đó là luôn phải cập nhật với tốc độ chóng mặt.
Vì vậy, kể cả khi đang thắc mắc liệu không biết gì về máy tính có nên học CNTT, hãy nhớ là để làm quen và có thể ghi nhớ nhanh, bạn cần thực hành nhiều và thực hành thường xuyên thì mới có thể bắt kịp với các kiến thức mới.
+ Trau dồi ngoại ngữ là điều cần thiết
Học IT, bạn buộc phải làm quen với những câu lệnh thuật toán, những câu lệnh này hầu hết bằng tiếng Anh. Các tài liệu liên quan đến ngành học này cũng được sử dụng bằng tiếng Anh.
Do đó, nếu muốn học tốt ngành này và để phát triển lâu dài, bạn phải thường xuyên trau dồi ngoại ngữ của mình.
+ Rèn kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm
Công nghệ thông tin là một ngành đặc thù mang tính chất hệ thống nên khi làm việc cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các cá nhân, các bộ phận, đội nhóm với nhau để tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh. Ngành học này đòi hỏi kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm để đạt hiệu quả cao.
+ Lựa chọn trường lớp tốt, phù hợp

Công nghệ thông tin là ngành học mở ra cho các bạn sinh viên nhiều cơ hội về nghề nghiệp. Chính vì vậy mà nhiều trường Đại học, Cao đẳng đã và đang chú trọng đào tạo ngành học này.

Tuy nhiên, do là một ngành học đặc thù và có nhiều chuyên ngành nhỏ nên bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn một ngôi trường phù hợp.
Tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính, khi lựa chọn học ngành Công nghệ thông tin, chúng mình sẽ được lựa chọn chuyên ngành phù hợp trong ngành Công nghệ thông tin như:

+ Công nghệ phần mềm: là chuyên ngành nghiên cứu về hệ thống kỹ thuật, phần mềm máy tính. Cụ thể, ngành học này tập trung nghiên cứu về các hạ tầng phần mềm, cơ sở dữ liệu cũng như sự phát triển của các ứng dụng và hệ thống. Ngành tập trung vào việc xây dựng các ứng dụng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và chất lượng đời sống con người.
+ Hệ thống thông tin: là một ngành đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin, bao gồm các lĩnh vực như thiết kế, xây dựng, quản lý và sử dụng các hệ thống thông tin, các mạng máy tính và internet, quản lý dữ liệu, an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ liên quan đến xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
+ Mạng máy tính: Ngành học nghiên cứu những nguyên lý của mạng, cách thiết kế và xây dựng một hệ thống mạng (từ mạng nội bộ đến mạng diện rộng có kết nối toàn cầu).
+ An toàn thông tin: Ngành học cung cấp các kiến thức về mạng máy tính và truyền thông phải đáp ứng được nhu cầu bảo mật của truyền thông hiện đại.

+ Trí tuệ nhân tạo: ngành tạo ra máy móc và hệ thống thông minh thông qua việc sử dụng mô hình máy tính, kỹ thuật và công nghệ liên quan, giúp thực hiện các công việc yêu cầu trí thông minh của con người
- Được học một môi trường chuyên nghiệp, chuẩn quốc tế.
- Được trải nghiệp thực tế, giao lưu học tập tại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực CNTT.
- Được có riêng chương trình đào tạo cho chuyên đề doanh nghiệp.
- Chương trình học song ngữ 50% các môn học bằng tiếng Anh.
- Học chuyển tiếp 2+2 với Đại học Gloucerstershire Anh Quốc.
- Thực chiến trên các dự án của doanh nghiệp.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị học, sinh hoạt cho sinh viên khang trang, hiện đại
- Được tham gia vào công động sinh viên nhà FIT UEF với vô vàn các hoạt động tập thể hấp dẫn...



Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF)
141 Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
* ĐT: (028) 5422 5555 - Hotline: 094 998 1717, 091 648 1080 * Website: www.uef.edu.vn
* Email: tuyensinh@uef.edu.vn
Đặc biệt, sinh viên theo học Công nghệ thông tin tại UEF sẽ được nhận học bổng do doanh nghiệp tài trợ tương đương 30% học phí trong toàn khóa học. (Áp dụng cho tân sinh viên tốt nghiệp THPT năm 2023 và không áp dụng đồng thời với các chính sách học bổng khác).
Còn vô vàn điều bất ngờ dành cho 2k5 tại UEF trong mùa tuyển sinh Đại học chính quy 2023 - 2024. Hãy cùng đồng hành với FIT UEF để khám phá nhé!
----------------------
Nguồn tham khảo:
- Zingnews: https://zingnews.vn/1001-chuyen-do-khoc-do-cuoi-cai-gium-may-tinh-cua-dan-it-post434553.html
- Blog chia sẻ kiến thức: https://blogchiasekienthuc.com/ky-nang/nhung-hieu-nham-ve-dan-it.html
- Code Gym: https://codegym.vn/blog/2021/05/06/top-4-nhung-sai-lam-cua-sinh-vien-it/

Khoa Công nghệ thông tin UEF
TIN LIÊN QUAN