Trong kỷ nguyên số, phần mềm hiện diện ở khắp mọi nơi – từ chiếc điện thoại thông minh, hệ thống ngân hàng, thương mại điện tử đến các ứng dụng trí tuệ nhân tạo hiện đại. Đằng sau những công nghệ đó là sự đóng góp không nhỏ của Kỹ sư Phần mềm – những người kiến tạo và duy trì các hệ thống phần mềm thông minh, hiệu quả và an toàn.
1. Giới thiệu chương trình đào tạo
Kỹ thuật Phần mềm là ngành học chuyên sâu về việc xây dựng và phát triển các hệ thống phần mềm – từ khâu phân tích yêu cầu, thiết kế, lập trình, kiểm thử cho đến bảo trì sau khi triển khai. Đây là sự kết hợp giữa tư duy logic, kiến thức công nghệ và khả năng làm việc nhóm để tạo ra các sản phẩm phần mềm phục vụ cuộc sống.
Đào tạo cử nhân Kỹ thuật phần mềm với vốn kiến thức cơ bản và chuyên môn sâu với định hướng năng lực thực hành tốt; có khả năng thích nghi với sự biến động của nền kinh tế thị trường và hội nhập vào nền công nghệ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; có một trình độ vững chắc để có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc học cao hơn.
Tuy có rất nhiều trường đào tạo ngành này, nhưng UEF vẫn luôn là nơi thu hút các bạn chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm bởi những lý do sau:
- Sinh viên được học một môi trường chuyên nghiệp, chuẩn quốc tế.
- Sinh viên được trải nghiệp thực tế, giao lưu học tập tại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Công nghệ - Kỹ thuật
- Có riêng chương trình đào tạo cho chuyên đề doanh nghiệp.
- Chương trình học song ngữ 50% các môn học bằng tiếng Anh.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho sinh viên học và hành.
2. Mục tiêu
- Kiến thức: Cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học chính trị, pháp luật; kiến thức nền tảng và chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kỹ thuật phần mềm và các kiến thức bổ trợ cần thiết để phục vụ yêu cầu công việc.
- Kỹ năng: Trang bị, rèn luyện cho người học kỹ năng thực hành nghề nghiệp kiểm thủ phần phầm, phát triển phần mềm, ứng dụng kiến thức chuyên môn và liên ngành để giải quyết những vấn đề thực tế, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, làm việc nhóm và hội nhập toàn cầu.
- Mức độ tự chủ và trách nhiệm: Hình thành và phát triển cho người học ý thức đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm cộng đồng, năng lực tư duy độc lập, sáng tạo và phối hợp với người khác trong học tập, nghiên cứu và làm việc. Thích nghi với các môi trường làm việc đa văn hoá và hội nhập.
3. Học gì trong ngành Kỹ thuật phần mềm
- Lập trình (Python, Java, C++, v.v.)
- Phát triển ứng dụng web và di động
- Thiết kế và quản lý cơ sở dữ liệu
- Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm
- Quản lý dự án phần mềm
- An toàn thông tin và bảo mật phần mềm
4. Cơ hội nghề nghiệp
Với tốc độ phát triển của công nghệ hiện nay, sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Phần mềm có thể đảm nhiệm nhiều vị trí như:
+ Lập trình viên (Developer)
+ Kỹ sư phần mềm (Software Engineer)
+ Chuyên viên kiểm thử phần mềm (Tester)
+ Kỹ sư DevOps
+ Quản lý dự án CNTT
+ Nhà phát triển ứng dụng web/mobile
+ Tư vấn và triển khai hệ thống phần mềm doanh nghiệp
Các cơ hội việc làm luôn rộng mở tại các công ty công nghệ, doanh nghiệp startup, tập đoàn đa quốc gia và cả khu vực nhà nước
5. Chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm