Sáng 27/11 vừa qua, Hội thảo khoa học quốc tế về khoa học, kinh tế và xã hội lần đầu tiên do Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) tổ chức đã quy tụ hơn 100 học giả, nhà nghiên cứu đến từ các quốc gia, công tác tại nhiều trường đại học, học viện, viện nghiên cứu.
Đây là hoạt động học thuật nổi bật trong năm nay, minh chứng cho sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập toàn cầu, đồng thời xây dựng môi trường tự do học thuật và nghiên cứu giúp người học phát triển toàn diện, năng động và sáng tạo mà Nhà trường theo đuổi.
Nhiều nhà khoa học Việt Nam và quốc tế tham dự hội thảo
Trong diễn văn khai mạc, Trưởng Ban tổ chức hội thảo, TS. Đỗ Hữu Nguyên Lộc - Phó Hiệu trưởng - Viện trưởng Viện quốc tế UEF nhấn mạnh: “Tại UEF, nhiệm vụ tìm kiếm tri thức thông qua con đường nghiên cứu khoa học luôn được coi trọng và tạo điều kiện tốt nhất”. Đại diện Ban giám hiệu khẳng định mong muốn phát triển văn hóa và tinh thần nghiên cứu khoa học, đồng thời kêu gọi sự hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ tri thức từ các nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau và đến từ các quốc gia khác nhau.
TS. Đỗ Hữu Nguyên Lộc chia sẻ về những bước đi của UEF trên hành trình phát triển môi trường học thuật năng động
Trên tinh thần đó, UEF đã tổ chức thành công sự kiện học thuật này với rất nhiều quyết tâm và nỗ lực của tập thể cán bộ - giảng viên - nhân viên, đánh dấu một mốc quan trọng trên hành trình phát triển sự nghiệp nghiên cứu khoa học của Nhà trường. Với 65 báo cáo viết bằng các ngôn ngữ Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn của các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia, hội thảo mang tính quốc tế hóa rất cao, theo đúng tinh thần phát triển môi trường tự do học thuật quốc tế.
Khách mời và học giả tham gia báo cáo đến từ nhiều quốc gia
Tự tin và sắc bén trong báo cáo mở màn (keynote) mang tên "Công tác triển khai giáo dục vì sự phát triển bền vững: Một trường hợp của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM", TS. Trần Thanh Huyền - Trưởng khoa Quan hệ quốc tế chia sẻ về khái niệm và các yếu tố cấu thành nên mô hình Giáo dục vì sự phát triển bền vững (Education for Sustainable Development), cùng với các phân tích, đánh giá về mô hình giáo dục Service learning và các sáng kiến ứng dụng đang được thực hiện tại UEF.
TS. Trần Thanh Huyền báo cáo kết quả nghiên cứu về mô hình Giáo dục vì sự phát triển bền vững
Sau bài phát biểu của TS. Trần Thanh Huyền, hội thảo được chia thành các phiên diễn ra song song, gồm có các lĩnh vực: Kinh tế - Môi trường nội bộ, Kinh tế - Môi trường bên ngoài, Công nghệ thông tin, Quan hệ quốc tế, Ngôn ngữ Anh, Quản trị du lịch - Khách sạn/Truyền thông và Quan hệ công chúng, Luật kinh tế, Kinh doanh thương mại và Tài chính. Các nhà khoa học đã có dịp trình bày, đánh giá, trao đổi học thuật, đóng góp ý kiến về từng báo cáo trong khuôn khổ hội thảo. Trước đó, nằm trong khuôn khổ hội thảo, ngày 25/11 đã diễn ra phiên thảo luận của lĩnh vực Ngôn ngữ và văn hóa quốc tế.
Trải rộng trên nhiều lĩnh vực học thuật, hội thảo là cơ hội cho các tác giả chia sẻ thành quả nghiên cứu, đồng thời tiếp thu ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện công trình
Hội thảo còn là dịp để nhiều sinh viên tham gia học hỏi về nghiên cứu khoa học
Kết thúc các phiên làm việc tích cực, Hội thảo Khoa học quốc tế về khoa học, kinh tế và xã hội năm nay đã để lại ấn tượng về tính quốc tế hóa, đa ngành và tinh thần cởi mở giao lưu học thuật. Hy vọng rằng quý học giả từ các trường đại học, viện nghiên cứu sẽ tiếp tục ủng hộ, đồng hành với nhiều chương trình giao lưu học thuật quốc tế tại UEF.
Thêm một số hình ảnh nổi bật từ hội thảo:
Tin: Phương TrầnSáng 27/11 vừa qua, Hội thảo khoa học quốc tế về khoa học, kinh tế và xã hội lần đầu tiên do Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) tổ chức đã quy tụ hơn 100 học giả, nhà nghiên cứu đến từ các quốc gia, công tác tại nhiều trường đại học, học viện, viện nghiên cứu.
Đây là hoạt động học thuật nổi bật trong năm nay, minh chứng cho sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập toàn cầu, đồng thời xây dựng môi trường tự do học thuật và nghiên cứu giúp người học phát triển toàn diện, năng động và sáng tạo mà Nhà trường theo đuổi.
Nhiều nhà khoa học Việt Nam và quốc tế tham dự hội thảo
Trong diễn văn khai mạc, Trưởng Ban tổ chức hội thảo, TS. Đỗ Hữu Nguyên Lộc - Phó Hiệu trưởng - Viện trưởng Viện quốc tế UEF nhấn mạnh: “Tại UEF, nhiệm vụ tìm kiếm tri thức thông qua con đường nghiên cứu khoa học luôn được coi trọng và tạo điều kiện tốt nhất”. Đại diện Ban giám hiệu khẳng định mong muốn phát triển văn hóa và tinh thần nghiên cứu khoa học, đồng thời kêu gọi sự hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ tri thức từ các nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau và đến từ các quốc gia khác nhau.
TS. Đỗ Hữu Nguyên Lộc chia sẻ về những bước đi của UEF trên hành trình phát triển môi trường học thuật năng động
Trên tinh thần đó, UEF đã tổ chức thành công sự kiện học thuật này với rất nhiều quyết tâm và nỗ lực của tập thể cán bộ - giảng viên - nhân viên, đánh dấu một mốc quan trọng trên hành trình phát triển sự nghiệp nghiên cứu khoa học của Nhà trường. Với 65 báo cáo viết bằng các ngôn ngữ Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn của các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia, hội thảo mang tính quốc tế hóa rất cao, theo đúng tinh thần phát triển môi trường tự do học thuật quốc tế.
Khách mời và học giả tham gia báo cáo đến từ nhiều quốc gia
Tự tin và sắc bén trong báo cáo mở màn (keynote) mang tên "Công tác triển khai giáo dục vì sự phát triển bền vững: Một trường hợp của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM", TS. Trần Thanh Huyền - Trưởng khoa Quan hệ quốc tế chia sẻ về khái niệm và các yếu tố cấu thành nên mô hình Giáo dục vì sự phát triển bền vững (Education for Sustainable Development), cùng với các phân tích, đánh giá về mô hình giáo dục Service learning và các sáng kiến ứng dụng đang được thực hiện tại UEF.
TS. Trần Thanh Huyền báo cáo kết quả nghiên cứu về mô hình Giáo dục vì sự phát triển bền vững
Sau bài phát biểu của TS. Trần Thanh Huyền, hội thảo được chia thành các phiên diễn ra song song, gồm có các lĩnh vực: Kinh tế - Môi trường nội bộ, Kinh tế - Môi trường bên ngoài, Công nghệ thông tin, Quan hệ quốc tế, Ngôn ngữ Anh, Quản trị du lịch - Khách sạn/Truyền thông và Quan hệ công chúng, Luật kinh tế, Kinh doanh thương mại và Tài chính. Các nhà khoa học đã có dịp trình bày, đánh giá, trao đổi học thuật, đóng góp ý kiến về từng báo cáo trong khuôn khổ hội thảo. Trước đó, nằm trong khuôn khổ hội thảo, ngày 25/11 đã diễn ra phiên thảo luận của lĩnh vực Ngôn ngữ và văn hóa quốc tế.
Trải rộng trên nhiều lĩnh vực học thuật, hội thảo là cơ hội cho các tác giả chia sẻ thành quả nghiên cứu, đồng thời tiếp thu ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện công trình
Hội thảo còn là dịp để nhiều sinh viên tham gia học hỏi về nghiên cứu khoa học
Kết thúc các phiên làm việc tích cực, Hội thảo Khoa học quốc tế về khoa học, kinh tế và xã hội năm nay đã để lại ấn tượng về tính quốc tế hóa, đa ngành và tinh thần cởi mở giao lưu học thuật. Hy vọng rằng quý học giả từ các trường đại học, viện nghiên cứu sẽ tiếp tục ủng hộ, đồng hành với nhiều chương trình giao lưu học thuật quốc tế tại UEF.
Thêm một số hình ảnh nổi bật từ hội thảo:
Tin: Phương Trần
Sáng 27/11 vừa qua, Hội thảo khoa học quốc tế về khoa học, kinh tế và xã hội lần đầu tiên do Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) tổ chức đã quy tụ hơn 100 học giả, nhà nghiên cứu đến từ các quốc gia, công tác tại nhiều trường đại học, học viện, viện nghiên cứu.
Đây là hoạt động học thuật nổi bật trong năm nay, minh chứng cho sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập toàn cầu, đồng thời xây dựng môi trường tự do học thuật và nghiên cứu giúp người học phát triển toàn diện, năng động và sáng tạo mà Nhà trường theo đuổi.
Nhiều nhà khoa học Việt Nam và quốc tế tham dự hội thảo
Trong diễn văn khai mạc, Trưởng Ban tổ chức hội thảo, TS. Đỗ Hữu Nguyên Lộc - Phó Hiệu trưởng - Viện trưởng Viện quốc tế UEF nhấn mạnh: “Tại UEF, nhiệm vụ tìm kiếm tri thức thông qua con đường nghiên cứu khoa học luôn được coi trọng và tạo điều kiện tốt nhất”. Đại diện Ban giám hiệu khẳng định mong muốn phát triển văn hóa và tinh thần nghiên cứu khoa học, đồng thời kêu gọi sự hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ tri thức từ các nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau và đến từ các quốc gia khác nhau.
TS. Đỗ Hữu Nguyên Lộc chia sẻ về những bước đi của UEF trên hành trình phát triển môi trường học thuật năng động
Trên tinh thần đó, UEF đã tổ chức thành công sự kiện học thuật này với rất nhiều quyết tâm và nỗ lực của tập thể cán bộ - giảng viên - nhân viên, đánh dấu một mốc quan trọng trên hành trình phát triển sự nghiệp nghiên cứu khoa học của Nhà trường. Với 65 báo cáo viết bằng các ngôn ngữ Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn của các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia, hội thảo mang tính quốc tế hóa rất cao, theo đúng tinh thần phát triển môi trường tự do học thuật quốc tế.
Khách mời và học giả tham gia báo cáo đến từ nhiều quốc gia
Tự tin và sắc bén trong báo cáo mở màn (keynote) mang tên "Công tác triển khai giáo dục vì sự phát triển bền vững: Một trường hợp của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM", TS. Trần Thanh Huyền - Trưởng khoa Quan hệ quốc tế chia sẻ về khái niệm và các yếu tố cấu thành nên mô hình Giáo dục vì sự phát triển bền vững (Education for Sustainable Development), cùng với các phân tích, đánh giá về mô hình giáo dục Service learning và các sáng kiến ứng dụng đang được thực hiện tại UEF.
TS. Trần Thanh Huyền báo cáo kết quả nghiên cứu về mô hình Giáo dục vì sự phát triển bền vững
Sau bài phát biểu của TS. Trần Thanh Huyền, hội thảo được chia thành các phiên diễn ra song song, gồm có các lĩnh vực: Kinh tế - Môi trường nội bộ, Kinh tế - Môi trường bên ngoài, Công nghệ thông tin, Quan hệ quốc tế, Ngôn ngữ Anh, Quản trị du lịch - Khách sạn/Truyền thông và Quan hệ công chúng, Luật kinh tế, Kinh doanh thương mại và Tài chính. Các nhà khoa học đã có dịp trình bày, đánh giá, trao đổi học thuật, đóng góp ý kiến về từng báo cáo trong khuôn khổ hội thảo. Trước đó, nằm trong khuôn khổ hội thảo, ngày 25/11 đã diễn ra phiên thảo luận của lĩnh vực Ngôn ngữ và văn hóa quốc tế.
Trải rộng trên nhiều lĩnh vực học thuật, hội thảo là cơ hội cho các tác giả chia sẻ thành quả nghiên cứu, đồng thời tiếp thu ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện công trình
Hội thảo còn là dịp để nhiều sinh viên tham gia học hỏi về nghiên cứu khoa học
Kết thúc các phiên làm việc tích cực, Hội thảo Khoa học quốc tế về khoa học, kinh tế và xã hội năm nay đã để lại ấn tượng về tính quốc tế hóa, đa ngành và tinh thần cởi mở giao lưu học thuật. Hy vọng rằng quý học giả từ các trường đại học, viện nghiên cứu sẽ tiếp tục ủng hộ, đồng hành với nhiều chương trình giao lưu học thuật quốc tế tại UEF.
Thêm một số hình ảnh nổi bật từ hội thảo:
Tin: Phương TrầnĐây là hoạt động học thuật nổi bật trong năm nay, minh chứng cho sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập toàn cầu, đồng thời xây dựng môi trường tự do học thuật và nghiên cứu giúp người học phát triển toàn diện, năng động và sáng tạo mà Nhà trường theo đuổi.