Ngành đào tạo

Kinh tế quốc tế

02/06/2023

1. Tại sao phải học kinh tế quốc tế?

Kinh tế học len lỏi khắp nơi trong cuộc sống của chúng ta, từ những chi tiêu mua đồ hằng ngày đến quyết định mở thêm chi nhán mới. Bạn có bao giờ thắc mắc tại tại sao in tiền nhiều không phải là ý tưởng hay? Tại sao tỉ lệ thất nghiệp gia tăng? Tiền thuế được sử dụng vào mục đích gì? Lãi suất ngân hành tác động đến bạn ra sao? Hãy khám bộ môn khoa học xã hội của nhân loại đã tồn tại hơn 300 năm và nhìn lại thế giới bạn đang sống dưới góc nhìn mới để hiểu được những điều tưởng như hiển nhiên nhưng lại vô cùng bí ẩn!

Ngân hàng kiểm soát lạm phát như thế nào?

2. Tầm nhìn và sứ mạng của khoa Kinh tế

Khoa Kinh tế có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực khối ngành Kinh tế chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập toàn cầu; xây dựng môi trường tự do học thuật và nghiên cứu giúp sinh viên phát triển toàn diện, năng động và sáng tạo; phát triển năng lực làm việc thực tế, tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm với xã hội thông qua việc kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp và cộng đồng.

Buổi talk show giúp sinh viên cập nhật tình hình biến động kinh tế toàn cầu

3. Mục tiêu của chương trình đào tạo

Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân ngành Kinh tế quốc tế theo định hướng nghề nghiệp, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe; có kiến thức chuyên sâu về kinh tế quốc tế thuộc lĩnh vực đầu tư toàn cầu, phát triển và hội nhập; có khả năng nghiên cứu và phân tích, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề kinh tế thuộc các lĩnh vực chuyên sâu về kinh tế quốc tế; Có khả năng nắm bắt vai trò và tác động của các yếu tố vĩ mô kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa; có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo đáp ứng các yêu cầu thị trường lao động quốc tế, theo định hướng công dân toàn cầu; có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng và có nền tảng kiến thức vững chắc để tiếp tục học tập và nghiên cứu ở bậc học cao hơn

Mục tiêu cụ thể

  • PO1 (Kiến thức): Cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học chính trị, pháp luật; kiến thức nền tảng và chuyên sâu về chuyên sâu về kinh tế quốc tế; am hiểu về tác động và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế; vai trò của các định chế quốc tế và tác động của các định chế này đến nền kinh tế Việt Nam và thế giới; am hiểu về văn hóa các quốc gia và địa lý kinh tế của các nước; vai trò của Chính phủ trong việc quản lý hoạt động kinh tế quốc tế; tổng quan về tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và phát triển bền vững, nghiệp vụ kinh tế quốc tế như: quản trị công ty đa quốc gia, marketing toàn cầu, quản trị văn hóa đa quốc gia, vận tải và bảo hiểm ngoại thương, quản trị nhân sự, quản trị chiến lược toàn cầu, quản trị xuất nhập khẩu và thương mại điện tử; các kiến thức bổ trợ cần thiết để phục vụ yêu cầu công việc.
  • PO2 (Kỹ năng): Trang bị, rèn luyện cho người học kỹ năng thực hành nghề nghiệp về hoạch định, tổ chức, quản lý các hoạt động liên quan đến kinh tế quốc tế; kỹ năng sử dụng các phần mềm chuyên dụng để nghiên cứu và phân tích các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế toàn cầu và khu vực; kỹ năng đàm phán quốc tế; kỹ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề về kinh tế quốc tế trong thực tiễn.
  • PO3 (Mức tự chủ và trách nhiệm): Hình thành và phát triển cho người học ý thực đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm cộng đồng; năng lực tư duy độc lập, tư duy phản biện, sáng tạo và phối hợp tập thể trong học tập, nghiên cứu và làm việc; khả năng thích nghi với môi trường làm việc đa văn hoá và ứng dụng khoa học công nghệ và định hướng công dân toàn cầu.

4. Cơ hội việc làm

Người học tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế có thể đảm nhận các vị trí:
  • Chuyên viên tư vấn, hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách trong lĩnh vực thương mại quốc tế, chiến lược quốc tế, kinh tế quốc tế, tài chính quốc tế, đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài;
  • Chuyên viên phân tích và tư vấn các dự án quốc tế các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc (UN), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO)… hay các tổ chức phi chính phủ (NGOs);
  • Cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các Bộ, Ban, Ngành, địa phương; các tổ chức quốc tế; các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, phân tích các chính sách liên quan đến kinh tế quốc tế;
  • Điều phối viên, tư vấn viên, chuyên viên làm việc tại các tổ chức quốc tế; các tổ chức phi chính phủ; Hiệp hội ngành hàng; các tổ chức tư vấn xuất nhập khẩu; cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư; các cơ quan tham tán thương mại;
  • Chuyên viên xuất nhập khẩu, chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên phát triển thị trường tại các tập đoàn/ doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại quốc tế; các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính quốc tế;
  • Giảng viên/nghiên cứu viên tại các cơ sở giáo dục, Trường Đại học, các Viện nghiên cứu/Trung tâm nghiên cứu về kinh tế quốc tế.

5. Cơ hội học tập

• Liên thông trong với các chương trình nâng cao ở bậc sau đại học của các trường đại học trong nước và quốc tế;
• Sinh viên sau thi tốt nghiệp cũng có thể đạt được sự thuận lợi để tiếp tục học tiếp các chương trình MBA, thạc sĩ ngành Kinh doanh quốc tế. 


Các quyết định ban hành Chuẩn đầu ra và Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế
Chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo 2022
Chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo 2023
Chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo 2024

TIN LIÊN QUAN