Tin tức sự kiện

Nghề giáo 4.0: Thay đổi, hành động và khai sáng những giá trị tốt đẹp new icon

19/11/2024
Bối cảnh phát triển công nghệ hay sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) có thể ảnh hưởng đến tất cả lĩnh vực, giáo dục đại học không nằm ngoài “làn sóng” ấy. Hiện tại không còn là thời điểm để thích ứng, mà đòi hỏi giảng viên cần thay đổi, hành động để gia tăng giá trị cho người học.
 

Mỗi năm, vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, vai trò ấy được khẳng định mạnh mẽ hơn. Bên cạnh tấm lòng tri ân sâu sắc từ bao thế hệ sinh viên, các thầy cô còn tự nhắc nhở bản thân về trách nhiệm của người khai sáng. 
 
 
Nghề giáo trong thời đại 4.0 không chỉ đơn thuần là giảng dạy kiến thức, mà còn là việc khai thác và ứng dụng công nghệ để tạo ra một môi trường học tập năng động, sáng tạo và đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Một trong những yếu tố then chốt của quá trình thay đổi là giảng viên cần nâng cao năng lực công nghệ và sử dụng kỹ thuật số như một công cụ hỗ trợ đắc lực trong giảng dạy.
 
 
Khi ứng dụng cộng nghệ vào giảng dạy, những lớp học linh hoạt giữa trực tiếp và trực tuyến không chỉ mang đến sự chủ động cho sinh viên, mà còn giúp tăng cường sự tương tác giữa người dạy và người học. 
Tuy nhiên, việc tích hợp công nghệ vào giảng dạy không phải là điều dễ dàng. Để làm điều này, giảng viên UEF được tạo điều kiện bồi dưỡng thông qua các chương trình tập huấn, nâng cao kiến thức công nghệ, từ đó giúp thầy cô có đủ tự tin để ứng dụng công nghệ vào công tác giảng dạy. 
 


 
Khi học tập trong thời đại được hỗ trợ rất nhiều bởi công nghệ, sinh viên có đa dạng phương pháp để tiếp thu kiến thức. Yếu tố chất lượng và hiệu quả sẽ được xem xét vì các bạn cần chọn lọc và cập nhật thông tin phù hợp. Điều này thúc đẩy thầy cô xây dựng phương pháp giảng dạy tích cực để tối ưu hóa quá trình học tập của sinh viên. 
 
 
Theo chia sẻ của ThS. Hoàng Thị Ngọc Hiền - Trợ lý Trưởng khoa Tiếng Anh, việc triển khai nhiều phương pháp giảng dạy tích cực giúp quá trình học linh hoạt và hiệu quả hơn, sẵn sàng cho những thách thức của thời đại.
 
 
Một điểm nổi bật về sự thay đổi trong môi trường đại học ngày nay là khoảng cách giữa giảng viên và sinh viên được rút ngắn, thầy cô tăng cường ứng dụng phương tiện kỹ thuật số để kết nối, tương tác với người học, nâng cao tính hiệu quả truyền đạt và xây dựng không gian học tập tích cực. Song, giảng viên cũng cần kết hợp với việc trao đổi trực tiếp để nắm bắt tâm lý và thấu hiểu học trò nhiều hơn. 
 
 
Sử dụng các phương tiện kỹ thuật số giúp tôi liên lạc, trao đổi và hỗ trợ sinh viên nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, tôi cũng không bỏ qua giá trị của giao tiếp, tương tác trực tiếp. Sau khi gặp gỡ trực tiếp để lắng nghe và thấu hiểu sinh viên, những lần trò chuyện sau đó, dù là trực tuyến hay trực tiếp cũng thấy gần gũi và hiệu quả hơn. Vì vậy, tôi tin rằng khi thầy cô thích ứng với sự thay đổi của công nghệ, tận dụng mọi phương tiện giao tiếp và kết nối với sinh viên, chắc chắn sẽ đạt hiệu quả tốt nhất, ThS. Phạm Thái Hiền - Trưởng ngành Công nghệ truyền thông chia sẻ. 
 
 
Để giảng dạy và truyền đạt nhiều giá trị đến sinh viên, thầy cô phải chính là người cần phát triển tri thức không ngừng thông qua học tập và nghiên cứu. Khi bối cảnh giáo dục 4.0 mở ra vô vàn điều mới mẻ, việc nâng cao chất lượng đào tạo càng được quan tâm, đặc biệt là đối với giảng viên trẻ. 
 
 
Tham gia vào nhiều hoạt động nghiên cứu, ThS. Lê Hiếu Nghĩa - Giảng viên Khoa Marketing cho biết giảng viên trẻ cần thường xuyên cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn và đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu. Điều này không chỉ giúp thầy cô duy trì sự phù hợp với những xu thế hiện tại, mà còn truyền đạt thông tin chính xác và hữu ích cho sinh viên. 
Giảng viên UEF được khuyến khích nâng cao nền tảng tri thức qua các khóa học trực tuyến và hội thảo chuyên đề; các nghiên cứu, tài liệu mới nhất trong lĩnh vực giáo dục và chuyên môn; tham gia các nhóm nghiên cứu và cộng đồng học thuật để trao đổi kiến thức. Bên cạnh đó, quá trình hợp tác nghiên cứu giữa các giảng viên hay giữa giảng viên với sinh viên là yếu tố quan trong để phát triển kỹ năng. Việc tham gia dự án nghiên cứu giúp giảng viên có thể khám phá và phát hiện ra những vấn đề mới, từ đó hình thành ý tưởng sáng tạo, đồng thời chia sẻ kết quả nghiên cứu với sinh viên, khuyến khích các bạn tham gia vào quá trình học tập chủ động.
 
 
Với những thách thức của thời đại, giảng viên trong vai trò là người khai sáng luôn cố gắng thay đổi, hành động để mang đến những giá trị tốt đẹp cho sinh viên, như nhà chính trị gia người Ấn Độ Vijaya Lakshmi Pandit từng nói: 
 
 
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngàn lời tri ân được gửi gắm đến tập thể sư phạm UEF, những người khai sáng vẫn luôn trách nhiệm trong công tác chuyên môn, tận tình sát cánh cùng sinh viên ở mọi hoạt động, không ngừng phát triển để đồng hành với các bạn trên chặng đường học tập và hoàn thiện bản thân. Chúc các thầy cô luôn giữ được “ngọn lửa” nghề, dù ở bối cảnh thách thức như thế nào, vẫn mạnh mẽ dẫn lối học trò đến những con đường tươi sáng nhất. 
 
TIN LIÊN QUAN