Chương trình đã thu hút sự tham gia của nhiều sinh viên UEF, tạo cơ hội cho các bạn khám phá những giá trị văn hóa truyền thống thông qua các tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Hoạt động mang đến cho UEFers nhiều kiến thức bổ ích về loại hình nghệ thuật độc đáo
Đồng hành với UEFers tại workshop có TS. Đặng Anh Lực - Phó Trưởng Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông, ThS. Nguyễn Thụy Bích Ngọc - Trưởng ngành Truyền thông đa phương tiện.
Đại diện UEF trao thư cảm ơn đến diễn giả
Trong không gian của workshop, UEFers đã được trực tiếp khám phá quy trình chế tác mặt nạ từ việc chọn lựa chất liệu, tạo hình cho đến khắc họa các chi tiết tinh xảo. Nhà điêu khắc Trần Xuân Hưng không chỉ chia sẻ những kỹ thuật chế tác mặt nạ mà còn giới thiệu về nguồn gốc, ý nghĩa và giá trị văn hóa đằng sau từng tác phẩm. Mỗi chiếc mặt nạ, với màu sắc và đường nét đặc trưng, mang đậm dấu ấn của những nhân vật trong tuồng cổ, từ trung thần đến phản diện, mỗi chiếc mặt nạ đều kể một câu chuyện riêng.
Nhiều câu chuyện nghề được Nhà điêu khắc Trần Xuân Hưng bật mí
Bên cạnh đó, các bạn sinh viên đã giao lưu và trao đổi với diễn giả, từ đó hiểu rõ hơn về công việc và những câu chuyện đời, chuyện nghề của những người nghệ sĩ điêu khắc mặt nạ. Qua đó, giúp các bạn nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn truyền cảm hứng để họ tiếp nối và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần bảo tồn những di sản nghệ thuật quý báu của dân tộc.
Sinh viên bày tỏ sự thích thú, tích cực tương tác cùng diễn giả và tự tay tạo ra những sản phẩm đặc sắc
Những chia sẻ của khách mời trong buổi workshop đã giúp các bạn trẻ UEF hiểu rõ hơn về nghệ thuật điêu khắc mặt nạ, một loại hình nghệ thuật độc đáo và đầy tự hào của dân tộc. Những câu chuyện và kiến thức mà diễn giả mang đến không chỉ làm sáng tỏ quá trình chế tác mặt nạ mà còn khắc họa sâu sắc ý nghĩa văn hóa đằng sau mỗi tác phẩm. Từ đó, UEFers càng thêm trân trọng và thấu hiểu giá trị của những di sản văn hóa truyền thống, qua đó nuôi dưỡng tình yêu và tinh thần gìn giữ bản sắc dân tộc.
TT.TT-TT