LỊCH SỬ VĂN MINH Ả RẬP
Tác giả: Will Durant
NXB: Hồng Đức
Số trang: 475 trang
Người dịch: Nguyễn Hiến Lê, một trong những tác giả, dịch giả truyền cảm hứng nhất tại Việt Nam từ những năm 1950. Ông đã chuyển ngữ nhiều cuốn sách phát triển bản thân nổi tiếng, được nhiều thế hệ yêu thích, nhưng có lẽ, “Đắc nhân tâm” chính là dấu son nổi bật nhất mà ông đem tới độc giả Việt Nam. Ông chính là Cha đỡ đầu, người đặt cái tên Đắc Nhân tâm sáng tạo tài tình từ tên gốc (How to win friends and influence people) đầu tiên tại Việt Nam. Rất nhiều bản dịch sau đã học tập Nguyễn Hiến Lê sử dụng tên Đắc nhân tâm cho bản dịch. Nhưng bản dịch của Nguyễn Hiến Lê vẫn luôn là bản dịch đầu tiên, tài tình, uyên bác, nhẹ nhàng, để lại dấu ấn trong lòng người đọc nhất. Biết bao thế hệ thành công đều chia sẻ “Nếu đọc Đắc nhân tâm, hãy tìm đúng bản dịch của Nguyễn Hiến Lê để thấy được sự thân thuộc trong đó”
Sách bao gồm 7 chương:
- Chương I: Mahomet 569 – 632. Nói về các bán đảo ở Ả Rập, Mahomet ở LaMecque (569 – 622), Mahomet ở Médine (622 – 630) và Mahomet đại thắng (630 – 632).
- Chương II: Kinh Koran. Nói về hình thức của Kinh, các phép tắc tín ngưỡng, luân lí, tôn giáo và quốc gia, cuối cùng là nguồn gốc của Kinh Koran.
- Chương III: Lưỡi gươm Hồi giáo: 632 – 1058. Nói về các người nối nghiệp (632 – 660), triều đại Omeyyade (661 – 750), triều đại Abdasside (750 – 1058) - ở triều đại chia ra 2 phần nhỏ là Haroum Al-Rashid và triều đại Abdasside suy vi.
- Chương IV: Xã hội Hồi Giáo (632 – 1058). Nói về kinh tế, tín ngưỡng, dân chúng, chính quyền và thị trấn ở xã hội Hồi giáo.
- Chương V: Tư tưởng và nghê thuật Hồi giáo phương Đông (632 – 1058). Nói về bác học, khoa học, y học, triết học, chủ nghĩa thần bí và tà thuyết, văn học, nghệ thuật và âm nhạc.
- Chương VI: Hồi giáo phương Tây (641 – 1086). Nói về việc xâm chiếm châu Phi và văn minh Hồi giáo ở Châu Phi (641 – 1058), Hồi giáo ở Địa Trung Hải (649 – 1071) và Hồi giáo ở Tây Ban Nha (711 – 1086) – nói về vua chúa và đô đốc, văn minh Tây Ban Nha thuộc Hồi giáo.
- Chương VII: Thịnh và suy của Hồi giáo (1058 – 1258). Nói về Hồi giáo phương Đông (1058 – 1250), Hồi giáo phương Tây (1086 – 1300), Xét qua về nghệ thuật Hồi giáo (1058 – 1250), thời đại omar khayyam (1038 – 1122), thời đại saadi (1150 – 1291), khoa học Hồi giáo (1057 – 1258), Al-Ghazali và sự phục hưng tôn giáo, Averroès, Người Mông Cổ tới (1219 – 1258) và cuối cùng là Hồi giáo và Kitô giáo.
Sách đã trình bày chi tiết và rõ nét về một Ả Rập từ khi Mohamet xuất hiện cho đến khi người Mông Cổ đến. Cùng với rất nhiều nhân vật và sự kiện lịch sự khác nhau (sách có kèm các niên biểu lịch sử Ả Rập) qua đó sách lý giải từng bước phát triển của Ả Rập. Đặc biệt đây là một quyển sách rất phù hợp với những độc giả đam mê tìm hiểu về tôn giáo, nhất là một quốc gia Hồi giáo như Ả Rập.
➡️ Thư viện Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính, Tp.HCM xin trân trọng giới thiệu đến các bạn sinh viên.
»