Hoạt động học thuật

Hội thảo Nghiên cứu Khoa học Sinh viên, năm học 2021-2022

30/07/2022

Nghiên cứu Khoa học Sinh viên là một hoạt động học thuật thường niên của Khoa Quan hệ Quốc tế. Hoạt động đăng ký đề tài thường bắt đầu vào tháng 9 - 10 hàng năm và luôn thu hút được sự quan tâm của các bạn sinh viên Nhà IR. Sau một năm tích cực làm việc, ngày 28/07/2022 vừa qua, Khoa Quan hệ Quốc tế - UEF đã tiến hành tổ chức HỘI THẢO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ, NĂM HỌC 2021-2022 với mục đích:

- nghiệm thu kết quả nghiên cứu của các bạn sinh viên sau hơn 9 tháng nghiên cứu.

- nâng cao khả năng tư duy phản biện và cách tiếp cận các vấn đề QHQT dưới góc nhìn khoa học.

- trao đổi các thuận lợi và khó khăn trong quá trình nghiên cứu của sinh viên.

- nâng cao tinh thần nghiên cứu khoa học của sinh viên.


Buổi nghiệm thu được tổ chức vào lúc 8g30, Thứ Năm, ngày 28 tháng 07 năm 2022 tại Phòng A.13-05, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (cơ sở 141 – 145 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP.HCM) với sự tham dự của BCN Khoa, Giảng viên, 06 nhóm nghiên cứu và các bạn sinh viên đăng ký tham dự Hội thảo.

 

Hội đồng nghiệm thu gồm các thầy cô: 

TS. Trần Thanh Huyền - Trưởng Khoa Quan hệ Quốc tế

TS. Đào Minh Hồng - Phó Trưởng Khoa Quan hệ Quốc tế

ThS. Lê Phương Cát Nhi, Giảng viên

ThS. Nguyễn Thế Phương, Giảng viên

ThS. Bùi Thạch Hồng Hưng, Giảng viên

ThS. Cao Thanh Anh Thảo, Giảng viên

ThS. Võ Ngọc Bích Vy, Giảng viên

Thầy Đồng Minh Quang, Thư ký.

 

Hội thảo gồm 02 phiên: sáng, chiều cùng với các đề tài:

PHIÊN SÁNG: 8g30-11g30

Đề tài 1: Nghiên cứu các yếu tố tác động và phương pháp tối ưu nâng cao khả năng tự học của sinh viên UEF.

Đề tài 2: Ngoại giao quốc phòng Việt Nam từ 2009 cho tới nay.

Đề tài 3: Khái niệm "Văn hóa chiến lược" (Strategic Culture) và tranh chấp biển Đông từ góc nhìn Việt Nam. 




PHIÊN CHIỀU: 13g30-16g30

Đề tài 1: Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ở Afghanistan tiếp cận từ thời kỳ Tổng thống George W.Bush (2001 - 2009)

Đề tài 2: Pakistan, Iran, Uzbekistan, Tajikistan, Turkmenistan trong chiến tranh Afghanistan (2001–2021) dưới góc nhìn chủ nghĩa hiện thực phòng thủ.

Đề tài 3: Cách thức vận hành của Chính quyền Dân chủ Afghanistan dưới thời Tổng thống Obama (2009-2017)

 

Quy trình của Hội thảo được diễn ra như sau:

TỔNG THỜI GIAN NGHIỆM THU CHO MỖI ĐỀ TÀI tối đa 60 phút, bao gồm

1. Trình bày: tối đa 15 phút

2. Nhận câu hỏi và trả lời câu hỏi: 15-30 phút

3. Nghe nhận xét phản biện, từ các Thầy/cô và Chủ tịch HĐ tổng kết-tối đa 15 phút.

Tại buổi nghiệm thu, các thành viên nhóm nghiên cứu đề tài đã trình bày khái quát phương pháp nghiên cứu, nội dung và kết quả của đề tài. Sau khi nghe nhóm nghiên cứu trình bày, các thầy cô trong hội đồng đã nhận xét, góp ý, chia sẻ với các bạn về nội dung, khung lý thuyết, cách tiếp cận cũng như gợi ý hướng phát triển của đề tài để nghiên cứu sâu hơn. Dù các đề tài còn nhiều điểm cần cải thiện, bổ sung, song Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao sự nỗ lực trong nghiên cứu khoa học của các bạn sinh viên.




Nhiều đóng góp bổ ích và thiết thực đã được Hội đồng đưa ra giúp nhóm nghiên cứu có cơ sở để hoàn thiện đề tài tốt hơn, góp phần giúp các bạn sinh viên tiếp tục phát triển kỹ năng nghiên cứu khoa học và xứng đáng là một trong những nhóm sinh viên tiên phong trong phong trào nghiên cứu khoa học sinh viên của Khoa Quan hệ Quốc tế nói riêng và Nhà trường nói chung.

Tin bài: Khoa Quan hệ Quốc tế; Hình ảnh: IRE


 

TIN LIÊN QUAN