[Reference books for IR] - Tuần 5 - “THẾ CHIẾN THỨ BA: CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI” - VALERI KOROVIN
“Như chính ta thấy từ trong lịch sử, nếu bạn không quan tâm tới chính trị, nó sẽ tự đến với bạn” (Lời tựa của Mikhail Leontiev)
Trong nghiên cứu Quan hệ Quốc tế phổ biến hiện nay, các lý thuyết, các cấp độ phân tích, các quan điểm của phương Tây mà đứng đầu là Mỹ đóng vai trò chủ yếu. Nó hiển nhiên bởi sự tiếp cận đó thuyết phục được từ vị thế của cường quốc, bởi tính áp dụng có thể giải thích được đa số các trường hợp QHQT cụ thể, bởi tính thực tiễn được áp dụng trong chính sách đối ngoại và các phương thức ngoại giao của các quốc gia tương đối thành công.
Cuốn sách hôm nay được giới thiệu với mục đích góp thêm một quan điểm, một cách tiếp cận về Quan hệ Quốc tế từ nước Nga - một cường quốc trên trường quốc tế từ thế kỷ XVII, một cường quốc luôn hiện diện trong các cuộc chiến tranh với tính bước ngoặt từ chiến tranh Napoleon đến Thế chiến I, từ Thế chiến II đến việc cầm trịch một cực trong Chiến tranh Lạnh. Đây là cuốn sách hiếm hoi về quan điểm của cường quốc này được dịch ra tiếng Việt. Nguồn thông tin từ cuốn sách này giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu cho các môn học: Toàn cầu hóa; An ninh châu Á-Thái Bình Dương, Nhập môn Quan hệ Quốc tế, Chính sách đối ngoại Việt Nam.
Tuần thứ năm của dự án Reference books for IR xin được giới thiệu đến các bạn bài Book Chapter Review được viết bởi TS. Đào Minh Hồng, Phó Trưởng Khoa, Khoa Quan hệ Quốc tế.
Các bạn có thể xem toàn văn bài review qua link: