Tiếp nối chuyên đề 1, chuỗi workshop Nghiên cứu khoa học sinh viên do Trung tâm Nghiên cứu quốc tế, trực thuộc khoa Quan hệ quốc tế tổ chức tiếp tục diễn ra thành công tốt đẹp vào sáng 8/8. Với chuyên đề Nghiên cứu định tính, cô Phạm Thủy Tiên - Nghiên cứu sinh giáo dục Đại học Toronto đã mang đến những thông tin hữu ích và cần thiết cho sinh viên quan tâm đến các công trình khoa học.
Sinh viên học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu từ chuyên gia đang học tập ở nước ngoài
Chương trình có sự tham dự của ThS. Bùi Thạch Hồng Hưng và ThS. Võ Ngọc Bích Vy - Giảng viên Khoa Quan hệ quốc tế.
Diễn giả đã giúp sinh viên tìm hiểu kiến thức từ những cơ sở căn bản nhất của nghiên cứu định tính. Các bạn được phân tích cụ thể và phân biệt được bản thể luận, nhận thức luận, phương pháp luận và phương pháp.
Các bạn được hướng dẫn bài tập thực hành sau mỗi phần chia sẻ
Trong đó, cô cho biết nghiên cứu định tính là một phương pháp luận. Một số phương pháp nghiên cứu định tính thường xuyên được sử dụng như phỏng vấn trực tiếp, các nhóm trọng tâm, nghiên cứu dân tộc học, nghiên cứu điển hình, lưu trữ hồ sơ, quy trình quan sát. Đồng thời, diễn giả cũng chỉ ra những sự khác biệt giữa nghiên cứu định tính và định lượng.
Với những kinh nghiệm của mình, cô Thủy Tiên giúp UEFers nhìn vấn đề dưới góc độ thực tế, sinh viên được giao bài tập để thực hành tại lớp. Thông qua đó giúp cho các bạn phần nào hiểu hơn về phương pháp luận này, biết được cách thức tìm ra “Insight” của vấn đề thông qua phương pháp nghiên cứu định tính.
UEFers trao đổi cùng diễn giả
Workshop đã mang đến cho sinh viên nhiều kiến thức hữu ích về nghiên cứu định tính. Đây sẽ là nền tảng để các bạn tìm hiểu sâu hơn về các phương pháp nghiên cứu, từ đó có thể lựa chọn định hướng phù hợp với công trình khoa học của bản thân. Hoạt động cũng góp phần hun đúc tình yêu dành cho nghiên cứu khoa học, giúp sinh viên ngày càng chỉn chu, chuyên nghiệp nhưng tiết kiệm thời gian hơn khi bắt tay vào thực hiện.
TT.TT-TT