Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Quản trị Khách sạn của trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), mã ngành 7810201, được ban hành từ năm 2016 (theo Quyết định cấp mã ngành đào tạo số: 2427/QĐ-BGDĐT ngày 15/07/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thuộc quản lý của Khoa Quản trị Du lịch – Khách sạn (K.QTDL-KS). Khóa tuyển sinh đầu tiên vào năm 2016, tính đến năm 2020 đã có 05 khóa được tuyển sinh và đào tạo. CTĐT được xây dựng và hoàn thiện theo Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/04/2015 của Bộ GDĐT quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành CTĐT trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Hàng năm, chương trình được rà soát, cập nhật theo ý kiến khảo sát của người học, người sử dụng lao động và được đánh giá, nghiệm thu bởi hội đồng khoa học và đào tạo.
Đào tạo cử nhân Quản trị Khách sạn về lĩnh vực quản lý, kinh doanh các loại hình dịch vụ lưu trú và dịch vụ bổ sung, nhằm cung cấp cho người học những kiến thức nền tảng và nâng cao về tổng quan du lịch và dịch vụ, cơ cấu tổ chức, quy trình nghiệp vụ và quản trị các bộ phận trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú. Đào tạo người học thông qua các hoạt động học tập sáng tạo kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn nhằm hình thành những kỹ năng và thái độ cần thiết để thực hành nghề nghiệp, phát triển ý tưởng, tổ chức, quản lý và điều hành các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí và các lĩnh vực khác thuộc ngành du lịch trong nước và nước ngoài.
Cử nhân ngành Quản trị Khách sạn có khả năng:
PO1: Đào tạo người học có kiến thức nền tảng rộng và sâu về lĩnh vực quản lý, kinh doanh dịch vụ lưu trú, có năng lực ứng dụng kiến thức để giải quyết các yêu cầu, xử lý, cung cấp thông tin và ra quyết định trong lĩnh vực dịch vụ;
PO2: Có kỹ năng thực hành nghề nghiệp: hoạch định, tổ chức, vận hành, điều phối và quản lý các hoạt động liên quan đến các bộ phận tại các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp dịch vụ lưu trú trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh và bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu;
PO3: Có năng lực học tập, nghiên cứu, phát triển bản thân, linh hoạt, thích nghi với môi trường làm việc luôn thay đổi và phát triển;
PO4: Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm và các kỹ năng mềm khác nhằm thực nghiệm, tìm ra giải pháp giải quyết các vấn đề của ngành, chuyên ngành;
PO5: Có kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích tốt; có thể làm việc và xử lý tình huống độc lập;
PO6: Có kỹ năng ngoại ngữ - tin học thành thạo, vận dụng linh hoạt trong môi trường làm việc quốc tế;
PO7: Có phẩm chất chính trị, tuân thủ luật pháp, có sức khỏe tốt;
PO8: Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp theo yêu cầu riêng của nghề, có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng.
PLO1: Nhận biết, giải thích và có khả năng vận dụng tốt chính sách, pháp luật của nhà nước trong kinh doanh dịch vụ du lịch và lưu trú;
PLO2: Hiểu biết những kiến thức về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hoá và các ngành khoa học liên quan ứng dụng trong ngành dịch vụ du lịch và lưu trú;
PLO3: Diễn giải một cách có hệ thống các kiến thức tổng quát về kinh tế vi mô và kinh tế trong ngành du lịch;
PLO4: Nhận biết, diễn giải và có khả năng vận dụng, đưa vào thực tế các kiến thức căn bản về quản trị nói chung và kiến thức chuyên sâu trong quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch nói riêng;
PLO5: Nhận biết, diễn giải kiến thức ngành dịch vụ lưu trú hiện đại, có khả năng vận dụng, đưa vào thực tế nhằm đánh giá thực trạng hoạt động của các khách sạn - resort, hiểu được các đặc trưng và bản chất của ngành dịch vụ du lịch và kinh doanh dịch vụ lưu trú;
PLO6: Hiểu biết những kiến thức về cơ cấu tổ chức, vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn và mối quan hệ giữa các bộ phận;
PLO7: Biết thực hiện các thao tác nghiệp vụ cơ bản trong các bộ phận chính trong khách sạn: Bộ phận buồng phòng, Bộ phận Tiền sảnh, Bộ phận F&B;
PLO8: Có kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tư duy thực tiễn và các dạng tư duy khác (tư duy biện chứng, phân tích, phán đoán) để giải quyết các vấn đề và xử lý tình huống trong các công việc chuyên ngành;
PLO9: Có kỹ năng làm việc độc lập, tổ chức và làm việc nhóm hiệu quả;
PLO10: Có kỹ năng nắm bắt tâm lý, giao tiếp, thuyết trình, thương thuyết, nói và viết hiệu quả, lắng nghe tích cực, …khi làm việc với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp trong môi trường quốc tế hội nhập; và sử dụng các phần mềm quản lý khách sạn;
PLO11: Có phẩm chất chính trị – đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm đối với tổ chức, đơn vị. Có sức khỏe tốt, phù hợp với hoạt động nghề nghiệp của ngành, chuyên ngành;
PLO12: Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, làm việc khoa học trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công trong các lĩnh vực chuyên ngành.
PLO13: Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể, dẫn dắt về chuyên môn, và các nghiệp vụ chuyên ngành đã được đào tạo.
PLO14: Có khả năng định hướng, đưa ra kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ, phát hiện và giải quyết các vấn đề.
Thực hiện theo đề án tuyển sinh của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM: