HƯỚNG DẪN FORMAT MẪU TÓM TẮT BÀI VIẾT
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA QTDL-KS 2019
--------- * --------
I. Quy định về hình thức kỷ yếu
- Bài viết được in trên khổ giấy A4, tối đa từ 6-7 trang (không tính phần mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục hình ảnh minh họa/ biểu đồ/ bảng số liệu thống kê); có trang bìa (theo mẫu đính kèm) và danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo.
- Phông chữ: Time New Roman, cỡ chữ 13, khoảng cách giãn dòng từ 1,3-1,5 lines, lề trái 3cm, lề phải/lề trên/lề dưới 2cm.
- Không gạch dưới các từ/câu hoặc dùng hyperlink trong nội dung bài viết; không cần viết lời tựa/ lời cảm ơn hay ký tên tác giả.
- Ngôn ngữ sử dụng: tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
- Đánh số thứ tự mỗi trang (từ chương I đến chương cuối), không cần sử dụng header.
- Thể thức trích dẫn thông tin và tài liệu tham khảo:
+ Thông tin, dữ liệu thứ cấp được trích dẫn trong bài (Citations) cần nêu Tên tác giả, năm xuất bản tài liệu, đặt trong dấu ngoặc, ví dụ: (Trần Văn Thông, 2015); đồng thời phải được nêu trong danh mục Tài liệu tham khảo.
+ Danh mục tài liệu tham khảo (References) được đặt cuối bài viết, xếp theo thứ tự ABC của họ tác giả hay tên cơ quan phát hành hành tài liệu/ấn phẩm.
+ Tài liệu tham khảo cần chọn lọc phù hợp, tối đa là 10 nguồn tiêu biểu và xác thực đối với bài viết.
II. Quy định về nội dung bài viết:
- Tên đề tài: in hoa, canh giữa, phía dưới có tên tác giả và lớp
- Phần tóm tắt: tối đa 250 chữ, trình bày các nội dung nổi bật nhất của vấn đề và tóm tắt kết quả nghiên cứu, giải pháp hoặc ý kiến đề xuất. Từ khóa (ít nhất 3 từ thể hiện lĩnh vực, trọng tâm của đề tài nghiên cứu)
- Nội dung chính của Bài viết đảm bảo có 3 phần:
1. Mở đầu (Giới thiệu chung)
- Đặt vấn đề: Lý do chọn đề tài, xác định phương pháp nghiên cứu và đối tượng (chủ thể) nghiên cứu
- Khái quát thực trạng của vấn đề hoặc lịch sử nghiên cứu (literature review)
- Mục tiêu, định hướng cần giải quyết
- Cơ sở lý thuyết: mô tả tóm tắt các đặc điểm chính của đối tượng nghiên cứu (ví dụ: tuyến điểm, tài nguyên, khu du lịch, khách sạn, bảo tàng, v.v...)
2. Phân tích giải pháp hoặc ý tưởng đề xuất để giải quyết vấn đề (trình bày từng ý nhỏ thành các đoạn văn theo thứ tự 2.1, 2.2, 2.3 v.v...)
3. Kết luận
- Tổng kết lại vấn đề, tự đánh giá về những đóng góp, ý nghĩa khoa học/ý nghĩa thực tiễn và mặt hạn chế của đề tài.
- Gợi mở các hướng nghiên cứu tiếp nối, chuyên sâu hoặc vấn đề tương tự trong tương lai.
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Trang bìa: trình bày theo mẫu quy định
------------------------------------------------------------
Lưu ý: có 3 nhóm tài liệu tham khảo chủ yếu là:
1.
Tài liệu là sách, giáo trình, luận văn/luận án, báo cáo, công trình nghiên cứu
Thể thức trình bày: Tên tác giả hoặc đơn vị phát hành. (năm xuất bản).
Tên tài liệu. NXB. Nơi xuất bản.
Ví dụ:
Nguyễn Văn Mạnh. (2013).
Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn. NXB. Chính trị quốc gia. Hà Nội.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. (2017).
Luật Du lịch Việt Nam. NXB. Chính trị quốc gia. Hà Nội.
2.
Tài liệu là bài báo trong nước hoặc quốc tế, bài viết hội thảo khoa học
Thể thức trình bày: Tên tác giả. (Năm công bố).
Tên bài viết. Tên tạp chí. Tập. Số. Trang.
Ví dụ:
Nguyễn Thanh Tuyền và Nguyễn Lê Anh. (2015).
Mối quan hệ hữu cơ giữa các thể chế chính sách, cơ chế điều hành và hành vi ứng xử. Tạp chí Hội nhập và Phát triển. Số 22. Trang 3.
3.
Tài liệu tham khảo từ internet
Thể thức trình bày: Tên tác giả. (Thời gian đăng bài).
Tên bài viết/tài liệu. Đường dẫn (active link). Thời điểm truy cập.
Ví dụ:
Tổng cục Du lịch. (Ngày 30/5/2019).
Việt Nam đón gần 7,3 triệu lượt khách quốc tế trong 5 tháng đầu năm.
http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/29166. (truy cập ngày 05/6/2019).