Ngành đào tạo

Kế toán

01/09/2020
  1. Giới thiệu chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Kế toán trường Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) tuyển sinh đầu tiên vào năm 2007. Năm 2014, chương trình được hoàn thiện theo Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 07 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học. Hàng năm, chương trình được rà soát, cập nhật theo ý kiến khảo sát của người học, người sử dụng lao động và được đánh giá, nghiệm thu bởi hội đồng khoa học. Tháng 3/2021, ngành Kế toán đã nhận Chứng nhận kiểm định chất lượng đào tạo được chứng nhận bởi Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Trường Đại học Vinh (VCEA).

  1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân Kế toán:

  • Nắm vững và chắc những nguyên tắc, quy trình kế toán, kiểm toán để tư vấn và tổ chức thực hiện các chính sách kế toán - kiểm toán trong doanh nghiệp.
  • Ứng dụng công nghệ để xử lý chuyên nghiệp các vấn đề phát sinh trong kế toán - kiểm toán cho từng đối tượng khách hàng.
  • Có phương pháp làm việc khoa học, tư duy hệ thống, thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực, khả năng trình bày và làm việc nhóm hiệu quả.
  1. Mục tiêu cụ thể
  • Về kiến thức:

PO1:  Đào tạo người học có kiến thức nền tảng rộng và sâu về lĩnh vực kế toán, có năng lực ứng dụng kiến thức để giải quyết các yêu cầu xử lý, cung cấp thông tin và ra quyết định trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán;

  • Về kỹ năng:

PO2: Có kỹ năng thực hành nghề nghiệp: xử lý, hoạch định, tổ chức, quản lý các hoạt động liên quan đến chức năng kế toán, kiểm toán tại các đơn vị, tổ chức của nền kinh tế trong trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh;
PO3: Có năng lực học tập, nghiên cứu, phát triển bản thân, linh hoạt, thích nghi với môi trường làm việc thay đổi;
PO4: Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm và các kỹ năng mềm khác nhằm thực nghiệm, tìm ra giải pháp giải quyết các vấn đề của ngành, chuyên ngành;
PO5: Có kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích một cách độc lập;

  • Về thái độ:

PO6: Có phẩm chất chính trị, tuân thủ luật pháp, có sức khỏe tốt;
PO7: Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp theo yêu cầu riêng của nghề, có trách với xã hội, cộng đồng.

  1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (PLOs)
  • PLO1: Nhận biết, giải thích và có khả năng vận dụng tốt chính sách, pháp luật của nhà nước;
  • PLO2: Nhận biết và giải thích được một cách có hệ thống các kiến thức tổng quát về kinh tế vĩ mô và vi mô, tóan, tin học
  • PLO3: Nhận biết, giải thích và có khả năng vận dụng vào thực tế các kiến thức căn bản về kế toán, tài chính.;
  • PLO4: Vận dụng, phân tích và tổng hợp được các kiến thức kế toán/tài chính hiện đại, nhằm cung cấp thông tin tài chính theo đúng quy định cho các bên liên quan;
  • PLO5: Phân tích, tổng hợp và đánh giá được các báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho thị trường tài chính, đánh giá hoạt động nội bộ trong các loại hình doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định thích hợp.;
  • PLO6: Nhận biết, giải thích, vận dụng được các phần mềm nghiệp vụ chuyên dụng và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong việc thực hành nghiệp vụ chuyên môn;
  • PLO7: Phân tích, tổng hợp, đánh giá vấn đề một cách hệ thống kết hợp với tư duy phản biện, tư duy sáng tạo trong xử lý các vấn đề liên quan một cách khoa học và logic;
  • PLO8: Biết và vận dụng được hiệu quả kỹ năng làm việc nhóm;
  • PLO9: Vận dụng và phát huy được kỹ năng giao tiếp bằng lời nói, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết chuyên ngành bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và Tiếng Anh;
  • PLO10: Vận dụng và phát huy được kỹ năng làm việc độc lập, tự học, tự nghiên cứu để đạt được những mục tiêu của cá nhân và của tổ chức;
  • PLO11: Vận dụng và phát huy kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng dẫn dắt và phát huy trí tuệ tập thể trong các lĩnh vực chuyên môn;
  • PLO12: Phân tích, đánh giá để đưa ra được các kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường, phát hiện và giải quyết một số vấn đề phức tạp về chuyên môn;
  • PLO13: Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường, phát hiện và giải quyết một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật.
  1. Cơ hội việc làm
  • Chuyên viên kế toán, Chuyên viên tư vấn tài chính, Nhân viên thuế, Nhân viên ngân hàng, Chuyên viên thẩm định giá, ...
  • Kiểm toán viên nội bộ, Kiểm toán viên độc lập, Kiểm soát viên.
  • Kế toán trưởng, Trưởng phòng kế toán, Giám đốc tài chính - CFO, Quản lý tài chính các dự án.
  • Nghiên cứu viên, Giảng viên, Thanh tra kinh tế.

6. Cơ hội học tập

  • Liên thông với các chương trình nâng cao ở bậc sau đại học của các trường đại học trong nước và quốc tế;
  • Sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng có thể đạt được sự thuận lợi để học tiếp và có thể thi để lấy các chứng chỉ hành nghề của Việt Nam, quốc tế như CFA, ACCA, CIMA, CPA, ...

Các quyết định ban hành Chuẩn đầu ra và Chương trình đào tạo ngành Kế toán

Khóa 2022 - Ngành Kế toán

1/ Chuẩn đầu ra
2/ Chương trình đào tạo
3/ Sơ đồ Kế hoạch học tập

4/ Bản mô tả Chương trình đào tạo
* PHIÊN BẢN DÀNH CHO:
4.1 Cơ quan, Doanh nghiệp (Nhà tuyển dụng)
4.2. Phụ huynh, Thí sinh
4.3. Khoa quản lý, Giảng viên


Khóa 2021 - Ngành Kế toán
1/ Chuẩn đầu ra
2/ Chương trình đào tạo
3/ Sơ đồ Kế hoạch học tập

4/ Bản mô tả Chương trình đào tạo
* PHIÊN BẢN DÀNH CHO:
4.1 Cơ quan, Doanh nghiệp (Nhà tuyển dụng)
4.2. Phụ huynh, Thí sinh
4.3. Khoa quản lý, Giảng viên


Khóa 2020 - Ngành Kế toán
1/ Chuẩn đầu ra
2/ Chương trình đào tạo
3/ Sơ đồ Kế hoạch học tập

4/ Bản mô tả Chương trình đào tạo
* PHIÊN BẢN DÀNH CHO:
4.1 Cơ quan, Doanh nghiệp (Nhà tuyển dụng)
4.2. Phụ huynh, Thí sinh
4.3. Khoa quản lý, Giảng viên

Khóa 2019 - Ngành Kế toán
1/ Chuẩn đầu ra
2/ Chương trình đào tạo
3/ Sơ đồ Kế hoạch học tập

4/ Bản mô tả Chương trình đào tạo
* PHIÊN BẢN DÀNH CHO:
4.1 Cơ quan, Doanh nghiệp (Nhà tuyển dụng)
4.2. Phụ huynh, Thí sinh
4.3. Khoa quản lý, Giảng viên

Khóa 2018 - Ngành Kế toán
1/ Chuẩn đầu ra
2/ Chương trình đào tạo
3/ Sơ đồ Kế hoạch học tập

4/ Bản mô tả Chương trình đào tạo

 
TIN LIÊN QUAN