1. Giới thiệu chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Tài chính Ngân hàng (TCNH), Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) theo mô hình chất lượng cao được ban hành từ năm 2007 thuộc quản lý của Khoa Tài chính – Kinh doanh tiền tệ (K.TC-KDTT, QĐ số 09/QĐ-HĐQT ngày 24/09/2007 của HĐQT), nay là Khoa Kinh tế (KKT, QĐ số 07/QĐ-HĐQT, ngày 29/8/2017 của HĐQT). Khóa tuyển sinh đầu tiên vào năm 2007, tính đến 2019, đã có 13 khóa được tuyển sinh đào tạo theo chương trình ngành TCNH. Năm 2014, chương trình được hoàn thiện theo Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 07 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học. Hàng năm, chương trình được rà soát, cập nhật theo ý kiến khảo sát của người học, người sử dụng lao động và được đánh giá, nghiệm thu bởi hội đồng khoa học. Ngày 27/4/2020, CEA VNU-HCM đã ký Quyết định công nhận chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Tài chính – Ngân hàng UEF đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ GD&ĐT.
2. Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân Tài chính – Ngân hàng nắm vững kiến thức nền tảng, hiện đại về tài chính, chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp và ngân hàng, có năng lực hoạch định, tổ chức, quản lý các hoạt động liên quan đến chức năng tài chính tại các tổ chức của nền kinh tế, phát triển nghề nghiệp bản thân trong môi trường cạnh tranh và bối cảnh hội nhập toàn cầu.
3. Mục tiêu cụ thể
Cử nhân ngành TCNH có khả năng:
PO1: Đào tạo người học có kiến thức nền tảng rộng và sâu về lĩnh vực tài chính – ngân hàng, có năng lực ứng dụng kiến thức để giải quyết các yêu cầu xử lý, cung cấp thông tin và ra quyết định trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng;
PO2: Có kỹ năng thực hành nghề nghiệp: hoạch định, tổ chức, quản lý các hoạt động liên quan đến chức năng tài chính tại các đơn vị, tổ chức của nền kinh tế trong trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh và bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu;
PO3: Có năng lực học tập, nghiên cứu, phát triển bản thân, linh hoạt, thích nghi với môi trường làm việc thay đổi.
PO4: Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm và các kỹ năng mềm khác nhằm thực nghiệm, tìm ra giải pháp giải quyết các vấn đề của ngành, chuyên ngành;
PO5: Có kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích một cách độc lập;
PO6: Có phẩm chất chính trị, tuân thủ luật pháp, có sức khỏe tốt
PO7: Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp theo yêu cầu riêng của nghề, có trách với xã hội, cộng đồng.
4. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (PLOs)
PLO1: Nhận biết, giải thích và có khả năng vận dụng tốt chính sách, pháp luật của nhà nước;
PLO2: Diễn giải một cách có hệ thống các kiến thức tổng quát về kinh tế vĩ mô và vi mô;
PLO3: Nhận biết, diễn giải và có khả năng vận dụng, đưa vào thực tế các kiến thức căn bản về quản trị và quản trị kinh doanh;
PLO4: Nhận biết, diễn giải kiến thức tài chính – tiền tệ hiện đại, có khả năng vận dụng, đưa vào thực tế nhằm đánh giá thực trạng hoạt động tài chính của đơn vị doanh nghiệp, định chế tài chính hay thị trường ngành dịch vụ tài chính;
PLO5: Đọc, hiểu, xử lý, lập và phân tích chứng từ tài chính, báo cáo tài chính, danh mục đầu tư tài chính, báo cáo phân tích vĩ mô của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính ngân hàng, phi ngân hang;
PLO6: Biết sử dụng các phần mềm nghiệp vụ chuyên dụng trong việc thực hành nghiệp vụ tài chính – ngân hàng/ biết sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc kê khai, quyết toán thuế tại các doanh nghiệp;
PLO7: Có kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, tư duy thực tiễn và các dạng tư duy khác (biện chứng, phân tích, phán đoán);
PLO8: Có kỹ năng làm việc nhóm;
PLO9: Có kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và thuyết trình, kỹ năng viết chuyên ngành;
PLO10: Có phẩm chất chính trị – đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm đối với tổ chức, đơn vị; Có sức khỏe tốt, phù hợp với hoạt động nghề nghiệp của ngành, chuyên ngành.
PLO11: Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, làm việc khoa học;
PLO12: Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể, dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ tài chính – ngân hàng đã được đào tạo;
PLO13: Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường, phát hiện và giải quyết một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật.
5. Cơ hội việc làm
- Chuyên gia phân tích tài chính tại các doanh nghiệp và các định chế tài chính: các quỹ đầu tư, kinh doanh bất động sản, công ty tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng thương mại;
- Chuyên gia hoạch định tài chính, kiểm soát chi phí và hoạch định dòng ngân lưu cho các doanh nghiệp và các định chế tài chính;
- Chuyên gia phân tích đầu tư và môi giới tại các công ty chứng khoán;
- Chuyên gia quản trị và định giá tài sản tài chính (bao gồm cả bất động sản) cho các doanh nghiệp, các định chế tài chính, các ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư và những người có thu nhập cao ở Việt Nam;
- Chuyên gia phân tích và thiết lập các chương trình quản trị rủi ro cho doanh nghiệp và các ngân hang;
- Chuyên gia thiết lập các mô hình tài chính hiệu quả cho các doanh nghiệp và các định chế tài chính;
- Chuyên gia tín dụng và đầu tư tại các bộ phận tín dụng ở các ngân hàng thương mại;
- Chuyên gia kinh doanh ngoại hối tại bộ phận kinh doanh ngoại hối và đầu tư ở các ngân hàng thương mại;
- Chuyên gia quản lý và kinh doanh vốn ở các công ty tài chính và ngân hàng thương mại;
- Chuyên gia tư vấn tài chính tại các công ty kiểm toán trong nước và quốc tế;
- Các vị trí cấp cao như quản lý bộ phận, giám đốc chi nhánh, giám đốc tài chính, giám đốc điều hành;
6. Cơ hội học tập
- Liên thông trong với các chương trình nâng cao ở bậc sau đại học của các trường đại học trong nước và quốc tế;
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng có thể đạt được sự thuận lợi để học tiếp và có thể thi để lấy các chứng chỉ hành nghề của Việt Nam, quốc tế như CFA, ACCA, CIMA, CPA,...
Các quyết định ban hành Chuẩn đầu ra và Chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng
Khóa 2022 - Ngành Tài chính - Ngân hàng
* PHIÊN BẢN DÀNH CHO:
4.1. Cơ quan, Doanh nghiệp (Nhà tuyển dụng)
4.2. Phụ huynh, Thí sinh
4.3. Khoa quản lý, Giảng viên
Khóa 2021 - Ngành Tài chính - Ngân hàng
* PHIÊN BẢN DÀNH CHO:
4.1. Cơ quan, Doanh nghiệp (Nhà tuyển dụng)
4.2. Phụ huynh, Thí sinh
4.3. Khoa quản lý, Giảng viên
Khóa 2020 - Ngành Tài chính - Ngân hàng
Khóa 2019 - Ngành Tài chính - Ngân hàng
1/ Chuẩn đầu ra
2/ Chương trình đào tạo
3/ Sơ đồ Kế hoạch học tập
4/ Bản mô tả Chương trình đào tạo
Khóa 2018 - Ngành Tài chính - Ngân hàng
1/ Chuẩn đầu ra
2/ Chương trình đào tạo
3/ Sơ đồ Kế hoạch học tập
4/ Bản mô tả Chương trình đào tạo