Khi nhắc đến Marketing, nhiều người thường nghĩ ngay đến các chiến lược tiếp thị truyền thống như quảng cáo trên truyền hình, báo chí, hay tổ chức sự kiện. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của internet, Digital Marketing đã xuất hiện và mang đến một làn gió mới cho “thế giới sáng tạo” của người trẻ. Tuy có mối liên hệ mật thiết, hai lĩnh vực này sở hữu những đặc điểm và vai trò riêng biệt. Vì vậy, các bạn thí sinh cần phân biệt được ngành Marketing và ngành Digital Marketing khác nhau như thế nào? để đưa ra lựa chọn thật "chuẩn" khi đăng ký xét tuyển vào đại học.
Ngành Marketing và Digital Marketing được hiểu như thế nào?
Để phân biệt rõ 2 ngành học này, trước tiên các bạn cần tìm hiểu khái niệm cũng như những môn học chuyên ngành phổ biến.
Marketing sẽ bao gồm các hoạt động nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu đến khách hàng tiềm năng và thúc đẩy họ mua hàng. Marketing sử dụng nhiều kênh truyền thông đa dạng, từ truyền thống như báo chí, truyền hình, quảng cáo ngoài trời đến hiện đại như mạng xã hội, website, email marketing,...
Các môn học chuyên ngành tiêu biểu của ngành Marketing: Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược sản phẩm, Chiến lược giá và phân phối, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, PR,…

Marketing và Digital Marketing là những ngành học xu hướng được thí sinh quan tâm và lựa chọn
Còn Digital Marketing vốn là nhánh con của Marketing được nhiều trường tách đào tạo thành ngành độc lập, tập trung vào việc sử dụng các kênh kỹ thuật số như website, mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, email,... để tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng. Digital Marketing bao gồm nhiều chiến lược và kỹ thuật khác nhau như SEO, SEM, Social Media Marketing, Content Marketing, Email Marketing,..
Khi chọn ngành Digital Marketing, sinh viên có cơ hội tiếp cận các môn học bổ ích và thú vị như: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, Email Marketing, Content Marketing nâng cao, Hành vi người tiêu dùng, Quản trị Marketing, Digital Marketing. Quản trị thương hiệu, Quản trị bán hàng, Quản trị nhân lực, Truyền thông xã hội và Marketing di động, Quản trị chất lượng, Quản trị kênh phân phối,…
Xét về phạm vi thì Marketing truyền thống chủ yếu quảng bá sản phẩm và dịch vụ bằng cách sử dụng các kênh thông thường như đài phát thanh, truyền hình, báo chí,... Digital marketing lại là quá trình quảng bá và bán các sản phẩm và dịch vụ của công ty bằng cách sử dụng các kênh và chiến thuật Online marketing cùng những thiết bị, công cụ hiện đại.
Sự khác nhau về vị trí công việc của cử nhân ngành Marketing và Digital Marketing
Tầm quan trọng của Marketing và Digital Marketing với các doanh nghiệp hiện nay là không thể chối cãi. Chính vì thế, nhu cầu tuyển dụng, số lượng công việc trong ngành này gia tăng một cách nhanh chóng. Hầu hết các công ty ngày nay đều có một vị trí dành riêng cho Marketing và Digital Marketing. Bên cạnh đó, thế hệ Gen Z theo đuổi tư duy làm chủ có xu hướng lựa chọn những công việc tự do, có giá trị thực chiến và dễ tạo hình ảnh thương hiệu cá nhân. Freelancer, bán hàng online, food blogger, beauty blogger, travel blogger,… là những nghề dẫn đầu xu hướng.
Cử nhân ngành Marketing có cơ hội phát triển bản thân qua các vị trí công việc như:
- Chuyên viên trong các bộ phận kinh doanh, marketing, truyền thông - quảng cáo, thương hiệu của các công ty trong nước và doanh nghiệp nước ngoài
- Chuyên gia phân tích và thiết lập các kế hoạch nghiên cứu tiếp thị
- Quản lý các bộ phận kinh doanh, marketing, truyền thông, quảng cáo, quản lý thương hiệu trong các công ty, tổ chức, tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp tư nhân, công ty tổ chức sự kiện
- Làm chủ cơ sở kinh doanh quảng cáo, đại lý quảng cáo, tổ chức sự kiện
- Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, viện kinh tế
- Thăng tiến lên các vị trí cấp cao như quản lý bộ phận, giám đốc chi nhánh, giám đốc điều hành.
Sinh viên nhóm ngành Marketing UEF được tham gia nhiều hoạt động học tập thực tiễn
Sinh viên tốt nghiệp ngành Digital Marketing có thể thử sức ở đa dạng lĩnh vực và các vị trí:
- Nhân viên cao cấp tại các công ty, doanh nghiệp về các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến.
- Chuyên viên tư vấn cho các công ty về hoạt động truyền thông online, xây dựng chiến lược về lĩnh vực thương mại điện tử.
- Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các công ty, trung tâm nghiên cứu về Digital Marketing.
- Trở thành giảng viên về ngành Digital Marketing tại các học viện, trung tâm đào tạo và các trường đại học.
- Bên cạnh đó học viên có thể trở thành một Freelancer về Digital Marketing cho các công ty Agency, các công ty chuyên tư vấn về thương mại, kinh doanh trực tuyến.
Lợi thế khi học tại UEF
Năm nay, UEF xét tuyển ngành Marketing và Digital Marketing theo 4 phương thức: xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn, xét tuyển học bạ 3 học kỳ và xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM. Cạnh đó, với mức điểm xét tuyển cao, khi trúng tuyển tại UEF, thí sinh còn có cơ hội nhận được nhiều suất học bổng giá trị theo chính sách của trường.
Sinh viên sẽ được đào tạo trong môi trường song ngữ - quốc tế, chú trọng phát triển năng lực chuyên môn và ngoại ngữ của người học. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo bám sát thực tiễn, tổ chức nhiều hoạt động nâng cao kiến thức chuyên ngành và phát triển kỹ năng cần thiết. Khi ra trường, các bạn được đảm bảo trang bị đầy đủ hành trang, tự tin để bước chân vào lĩnh vực nghề nghiệp đặc thù.
Bên cạnh đó, mô hình đào tạo gắn kết doanh nghiệp được UEF chú trọng triển khai, tạo môi trường để sinh viên rèn luyện kỹ năng thực chiến. Đối với ngành Marketing và Digital Marketing, việc hợp tác với các doanh nghiệp, công ty uy tín sẽ là cơ sở để tăng cường kênh học tập thực tiễn chất lượng cho sinh viên.
Sau khi tìm hiểu các thông tin trên, hy vọng các bạn đã hình dung được ngành Marketing khác ngành Digital Marketing như thế nào, đây là cơ sở giúp các bạn đưa ra lựa chọn ngành nghề phù hợp trong tương lai.
TT.TT-TT