Hội nghị CIRES 2025 được tổ chức nhằm chia sẻ các kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp đạt được phát triển bền vững phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc. Với chủ đề “Mức độ sẵn sàng của Việt Nam trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững”, hội nghị thảo luận về vai trò của nghiên cứu liên ngành trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến các tiêu chí Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) và tác động của chúng đến hiệu quả hoạt động của các công ty, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.
Ngoài ra, hội nghị còn tập trung vào các giải pháp liên ngành nhằm giải quyết các thách thức liên quan đến chuyển đổi công nghệ bền vững, kinh tế, kinh doanh, truyền thông và xã hội. Sự kiện thu hút sự tham gia của các nhà nghiên cứu, học giả, và nhà quản lý từ các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp tư nhân, cơ quan nhà nước và các viện nghiên cứu trong nước và quốc tế. Các nghiên cứu trình bày áp dụng cách tiếp cận liên ngành, tích hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực để phát triển các chiến lược bền vững nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu.
Hội nghị CIRES 2025 sẽ tập trung thảo luận các lĩnh vực và chủ đề (nhưng không giới hạn) như sau:
1. Nghiên cứu liên ngành về công nghệ và chuyển đổi số: thúc đẩy khả năng phục hồi chuỗi giá trị toàn cầu; tăng cường khai thác AI của các tổ chức giáo dục đại học để phát triển bền vững.
2. Nghiên cứu liên ngành trong quản trị các lĩnh vực: đòn bẩy ESG để tạo ra các doanh nghiệp bền vững; khoa học và chính sách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang tính bền vững, toàn cầu.
3. Nghiên cứu liên ngành trong chiến lược phát triển thành phố thông minh, bền vững: cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ, quản trị và chuyển đổi số cho các thành phố thông minh, bền vững; biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai vào quy hoạch đô thị và nông thôn để đạt được SDGs; thích ứng với biến đổi khí hậu của các khu dân cư dễ bị tổn thương.
4. Nghiên cứu liên ngành trong giáo dục có tác động: đẩy nhanh các giải pháp SDG; giáo dục đại học vì sự phát triển bền vững.
5. Nghiên cứu liên ngành giải quyết các thách thức về khí hậu và hệ thống nông nghiệp-thực phẩm: chuyển đổi năng lượng và sử dụng đất; tiêu dùng-sản xuất-tái chế có trách nhiệm; đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng; giảm thiểu phát thải, chấm dứt nạn đói; quá trình chuyển đổi hệ thống nông nghiệp và thực phẩm.
6. Nghiên cứu liên ngành trong truyền thông: chuyển đổi hoạt động truyền thông theo hướng ứng dụng AI; truyền thông thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững đa lĩnh vực như giáo dục, sản xuất xanh, năng lượng xanh.
Keynote Speakers
PGS.TS. Muslim Amin - Universiti Teknologi Malaysia (UTM)
PGS.TS. Tran Manh Ha – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Đăng ký tham dự hội nghị:
Click here
Nhận bài viết (full text):
Click here