Vào ngày 22/5 tới đây, UEF sẽ phối hợp với Cục Công tác phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị Khoa học quốc gia 2024 (CSLG) với chủ đề: Biến đổi xã hội, ngôn ngữ và quản trị toàn cầu. Hội nghị sẽ tạo ra không gian cho các nhà nghiên cứu gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau về lĩnh vực khoa học xã hội, ngôn ngữ, luật, quan hệ công chúng và truyền thông…
Hội nghị Khoa học quốc gia 2024 (CSLG) sẽ chính thức diễn ra vào 22/5 tới đây
Theo thống kê báo cáo từ Ban tổ chức, Hội nghị CSLG 2024 đã nhận được hơn 120 công trình nghiên cứu khoa học đến từ các tác giả/nhóm tác giả của 36 đơn vị trong và ngoài nước gửi về. Các công trình được ban chuyên môn bình duyệt và tuyển chọn kỹ lưỡng để đăng trên Kỷ yếu hội nghị và số đặc biệt của Tạp chí Phát triển và Hội nhập.
Các công trình tham gia Hội nghị tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng và dự báo các vấn đề liên quan đến biến đổi xã hội, ngôn ngữ và quan hệ toàn cầu
Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ chính thức được trình làng vào ngày 22/5 tới đây tại UEF. Với số lượng bài gửi về khá lớn và đa lĩnh vực, Hội nghị sẽ chia thành 4 phiên chính, gồm có: Phiên toàn thể; Phiên kết nối; Phiên giao lưu văn hóa quốc tế; Phiên báo cáo tại các tiểu ban. Đặc biệt, trong khuôn khổ Hội nghị sẽ diễn ra Lễ ký kết hợp tác nghiên cứu giữa UEF và Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ.
Đây sẽ là không gian gặp gỡ, giao lưu và học hỏi hết sức lý tưởng cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên
Tại phiên toàn thể, các nhà khoa học sẽ cùng nhau lắng nghe chia sẻ của GS. Thomas Wilhelm với chủ đề "Leading Together - Why Shared Leadership Wins" và TS. John R. Baker với chủ đề "Researching and Teaching English in the Digital Age". Các tác giả tham gia Hội nghị sẽ tiếp tục có phần giao lưu, trao đổi và phân tích chi tiết hơn chủ đề tại phiên kết nối diễn ra ngay sau đó.
Hội nghị CSLG 2024 thêm phần đặc biệt khi tổ chức thêm phiên giao lưu văn hóa quốc tế. Ở nội dung này, các nhà khoa học sẽ được tham quan triển lãm đặc sắc về các sản phẩm văn hóa của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản như trang phục, gian hàng ẩm thực cùng các hoạt động giao lưu, trải nghiệm văn hóa thú vị, mang đậm dấu ấn riêng của từng quốc gia. Song song đó còn có 3 mô hình nghề nghiệp liên quan đến ngành Luật: Thẩm phán, Kiểm sát viên và Luật sư.
Các công trình nghiên cứu tham gia Hội nghị sẽ được trình bày tại phiên báo cáo tại các tiểu ban. Tất cả gồm có 6 phân ban: Phân ban 1 - Chuyển động của TP.HCM trong bối cảnh toàn cầu mới; Phân ban 2 - Pháp luật trong thế giới biến đổi; Phân ban 3 - Nghiên cứu và dạy học tiếng Anh trong thời đại kỹ thuật số; Phân ban 4 - Xu hướng biến đổi trong xã hội, ngôn ngữ và quan hệ quốc tế ở Nhật Bản; Phân ban 5 - Xu hướng biến đổi trong xã hội, ngôn ngữ và quan hệ quốc tế ở các nước Hàn, Trung; Phân ban 6 - Law in a Changing World. Riêng phân ban 1 sẽ khởi động trước vào ngày 14/5.
Phiên báo cáo các tiểu ban sẽ có 6 phân ban ở hội nghị lần này
Chương trình chi tiết của Hội nghị Quý Thầy, Cô vui lòng xem: Tại đây
Tại Hội nghị, Ban tổ chức cũng sẽ tổ chức trao thưởng cho hai công trình nghiên cứu xuất sắc tương ứng với hai hạng mục giải thưởng là Best Paper Award và Best Poster Award. Các thầy, cô và sinh viên Nhà UEF quan tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học và mong muốn được gặp gỡ giao lưu cùng các tác giả kỳ cựu có thể đăng ký tham gia hội nghị tại đây:
TT.TT-TT