PHÒNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
VÀ DỰ ÁN QUỐC TẾ
NCKH của giảng viên

Khoa Tiếng Anh tổ chức workshop nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên

02/12/2021
Nhằm trao đổi, chia sẻ và giao lưu kinh nghiệm để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên năm học 2021 - 2022, khoa Tiếng Anh UEF đã tổ chức workshop với chủ đề "How to structure your manuscript effectively" vào sáng nay - 1/12. Diễn giả của workshop là TS. Lưu Thị Mai Vy - Giảng viên khoa Tiếng Anh. Hoạt động diễn ra trên nền tảng MS Teams với sự tham gia của Ban Chủ nhiệm khoa, các thầy, cô đến khoa Tiếng Anh, Viện Quốc tế UEF. 
 

Hoạt động diễn ra trên MS Teams với sự tham gia nhiệt tình của các thầy, cô
 
Trong xu thế phát triển và không ngừng đổi mới, chất lượng của đội ngũ giảng viên không chỉ được đánh giá thông qua việc đào tạo mà còn dựa vào năng lực nghiên cứu khoa học. Đây là 2 nhiệm vụ quan trọng luôn song hành cùng nhau, đặc biệt là trong môi trường năng động và hiện đại, hướng đến hội nhập quốc tế như UEF. Các công trình nghiên cứu sẽ là công cụ giúp tác giả phát hiện vấn đề, nâng cao chất lượng trong giảng dạy. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, những năm qua, các giảng viên Nhà UEF luôn tích cực tham gia nghiên cứu và không ngừng cập nhật, phát triển năng lực.  
Không nằm ngoài mục đích đó, trong workshop này, diễn giả đã chia sẻ những kinh nghiệm của mình xoay quanh câu chuyện về xây dựng bản thảo nghiên cứu khoa học hiệu quả. Theo đó, những nội dung cần phải có trong một bài nghiên cứu bao gồm: tiêu đề, tóm tắt, từ khóa, giới thiệu, đánh giá tình hình, phương pháp luận, kết quả, thảo luận, kết luận, tài liệu tham khảo và dữ liệu bổ sung. 
 

Các thầy, cô đã tham dự trong workshop sáng nay
 
Trong đó, một bài nghiên cứu phải đảm bảo thỏa mãn các câu hỏi về lý do chọn đề tài, làm nghiên cứu; nghiên cứu này đã thực hiện những gì và đã được làm như thế nào; kết quả ra sao, có điểm gì mới so với những nghiên cứu trước; ý nghĩa mà công trình này mang lại; kết luận cuối cùng và khuyến nghị, giải pháp. 
Theo cô Mai Vy, người thực hiện cũng cần phải thiết lập được phạm vi về bối cảnh hoặc tầm quan trọng của đề tài, xác định lỗ hổng kiến thức hoặc vấn đề trong lĩnh vực, liệt kê mục đích và chỉ ra cấu trúc của bài nghiên cứu, đưa ra những thành tựu, hạn chế liên quan đến công trình nghiên cứu trước.
 




Các giảng viên cùng chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong nghiên cứu
 
Một trong những nội dung có giá trị nhất của bài nghiên cứu là kết quả đã thu nhận được. Để làm nổi bật điều này, tác giả có thể sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu bằng cách đưa ra tuyên bố chung về những phát hiện của mình, đề cập đến những sản phẩm nghiên cứu của tác giả khác có liên quan trực tiếp đến đề tài để tạo mối liên hệ giữa cả 2. Từ đó, chỉ ra những điểm mới, điểm khác của mình so với các bài trước đó. Người nghiên cứu sẽ dựa vào những phân tích này rút ra kết quả nghiên cứu và đưa ra kết luận cuối cùng. Ngoài ra, trong quá trình chia sẻ, diễn giả đã đưa ra nhiều câu hỏi tương tác, thực hành để các thầy, cô tham dự có cơ hội chia sẻ và nêu ý kiến.
 



Những nội dung được diễn giả chia sẻ trong chương trình
 
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, với vai trò quan trọng của tri thức khoa học, việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong giảng viên càng có ý nghĩa thiết thực. Xét về yếu tố người học, thế hệ Gen Z có những đổi mới, cải tiến và sáng tạo vượt trội, đòi hỏi người giảng dạy cũng cần linh hoạt và nâng cao năng lực. Cuối chương trình, TS. Dương Mỹ Thẩm – Phó trưởng khoa Tiếng Anh đã bày tỏ kỳ vọng khoa sẽ nhận được nhiều đề tài nghiên cứu trong hội thảo khoa học sắp tới. 
 
Quy Nguyễn
TIN LIÊN QUAN
Công bố Khoa học
Clarivate
Scopus
13
Năm xây dựng và phát triển
980+
Bài đăng trên tạp chí
380+
Lượt trích dẫn