PHÒNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
VÀ DỰ ÁN QUỐC TẾ
NCKH của giảng viên

Thêm 6 đề tài nghiên cứu khoa học giảng viên được xét duyệt trong năm học 2020 - 2021

24/12/2020
Sáng 23/12, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã thành lập các Hội đồng khoa học xét duyệt 6 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của các giảng viên đến từ 3 khoa Quan hệ quốc tế, Kinh tế và Tài chính – Thương mại.
NCKH
UEF xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học giảng viên
6 đề tài tham gia xét duyệt gồm:
  1. Những đặc điểm trong quan hệ quốc tế phương Tây cổ đại (từ thế kỷ VIII trước Công nguyên đến năm 476 sau Công nguyên” của TS. Trần Thị Thanh Huyền – Khoa Quan hệ quốc tế
  2. Chính sách ngoại giao nguồn nước và quan hệ chính trị giữa Trung Quốc và các nước thuộc tiểu vùng Mekong trong thế kỷ XXI” của ThS. Lê Phương Cát Nhi – Khoa Quan hệ quốc tế.
  3. Lịch sử phát triển các cường quốc biển châu Âu từ thế kỷ XV cho đến thế kỷ XVIII” của TS. Đào Minh Hồng và ThS. Nguyễn Thế Phương – Khoa Quan hệ quốc tế
  4. Đánh giá các chi phí thành phần thông qua chuỗi giá trị Logistics tại Việt Nam” của TS. Phạm Văn Kiên, ThS. Tăng Mỹ Hà, ThS. Đỗ Thị Thu Hà – Khoa Kinh tế
  5. Thách thức và giải pháp đào tạo kế toán trong kỷ nguyên IFRS” của ThS. Hà Thị Thủy – Khoa Tài chính – Thương Mại
  6. Nguồn vốn FDI, rủi ro tín dụng và nguồn vốn sinh lợi của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” của ThS. Tăng Mỹ Sang – Khoa Tài chính – Thương mại.
 NCKH
NCKH
NCKH
NCKH
Chủ nhiệm các đề tài trình bày nội dung nghiên cứu trước Hội đồng
 
Tại buổi xét duyệt, chủ nhiệm các đề tài đã báo cáo tóm tắt nội dung nghiên cứu và nhận được các ý kiến nhận xét, đánh giá của các thành viên trong Hội đồng.
Mỗi đề tài đều gắn liền với chuyên môn giảng dạy của các thầy cô, từ đó góp phần phục vụ hoạt động gỉang dạy trong Nhà trường. Với những ý kiến nhận xét và góp ý từ các thành viên Hội đồng, các chủ nhiệm đề tài sẽ chỉnh sửa và hoàn thiện thêm nội dung nghiên cứu của mình.
Buổi xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học đã kết thúc thành công, các đề tài đều được thông qua. Đây là hoạt động khoa học hữu ích, là cơ hội để các thầy cô không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, từ đó đào tạo ra những thế hệ sinh viên vững kiến thức - giỏi kỹ năng trong tương lai.
TIN LIÊN QUAN
Công bố Khoa học
Clarivate
Scopus
13
Năm xây dựng và phát triển
980+
Bài đăng trên tạp chí
380+
Lượt trích dẫn