Hướng dẫn sinh viên

5 bước cần chuẩn bị để buổi phỏng vấn trơn tru hơn

27/09/2024

Đừng để một buổi phỏng vấn thành công chỉ dựa vào may mắn hay là “thuận theo ý trời” mà sinh viên thường hay nói. Hay nói chính xác hơn nó còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị kỹ lưỡng và cả đầu tư có “chiến lược” để ghi tuyệt một cách tuyệt đối mà sinh viên nên biết. Dưới đây là 5 bước bạn cần thực hiện để đảm bảo buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và mang lại kết quả tốt nhất có thể.

1. Nghiên cứu thật kỹ về Công Ty/tổ chức
Trước khi bước vào phỏng vấn, việc tìm hiểu về công ty là vô cùng quan trọng.

  • Tìm hiểu lịch sử công ty: Hiểu rõ về lịch sử phát triển, sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi của công ty.

  • Nắm bắt văn hóa doanh nghiệp: Xem xét cách công ty hoạt động nội bộ như thế nào với nhân viên, phong cách làm việc và môi trường làm việc.

  • Xem xét các dự án và sản phẩm gần đây: Biết về những dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ gần đây giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động của công ty.

  • Tìm hiểu sự khác biệt và điểm nổi bật: Những thông tin bên lề mà bạn biết được, tra cứu được và thậm chí là nghe được một cách xác thực cũng là cách bạn ghi điểm về sự am hiểu về công ty.

2. Hiểu rõ vị trí ứng tuyển
Bên cạnh đó để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn cần hiểu rõ vị trí ứng tuyển bằng cách đọc và nghiên cứu JD (mô tả công việc) nhiều nhất có thể.

  • Đọc kỹ mô tả công việc: Xác định các kỹ năng và yêu cầu kinh nghiệm cần thiết cho vị trí.

  • Hiểu rõ yêu cầu đặc biệt: Biết rõ những gì nhà tuyển dụng mong đợi từ ứng viên.

  • Liên kết kinh nghiệm đã làm với vị trí công việc ứng tuyển: Suy nghĩ về các kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn và làm cho phù hợp với yêu cầu công việc hiện tại để thấy rõ bạn là ứng viên phù hợp cho vị trí này.

3. Chuẩn bị Portfolio 
Cách mà trả lời kinh nghiệm thực tế thật sự thuyết phục nhất giữa hàng ngàn ứng viên đang ứng tuyển giống như bạn thì Portfolio là cách tuyệt vời để bạn thể hiện những kỹ năng và kinh nghiệm hay nhất, không chỉ bằng lời nói “suông”.

  • Tạo một portfolio chuyên nghiệp: Bao gồm các dự án, công việc và thành tựu nổi bật của bạn đã làm, phụ trách hay thậm chí là cộng tác chung. Còn nếu bạn là một “newbie” thực thụ thì những hoạt động tại trường, tổ chức mà bạn đã làm và được đánh giá cao là điều nên cân nhắc để vào v.v.

  • Sắp xếp gọn gàng: Đảm bảo portfolio của bạn dễ đọc và dễ theo dõi theo từng hạng mục cụ thể. Cùng với đó là đính kèm link nghiệm thu và cả những hình ảnh thực tế là một điểm cộng nữa nhé.

  • In ấn và chuẩn bị bản mềm: Luôn ở tư thế sẵn sàng chia sẻ khi có được cơ hội để trình bày thành phẩm này.

4. Luyện câu hỏi phỏng vấn 
Việc bạn run hay lo lắng là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cách để chuẩn bị và luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn thường gặp sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều.

  • Dự đoán các câu hỏi: Chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi phổ biến như “Hãy giới thiệu về bản thân”, “Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?”, “Bạn biết gì về công ty chúng tôi”... Đừng quên sử dụng công cụ SWOT và hệ thống lại câu hỏi để sử dụng, bởi vì đây là những câu hỏi bạn sẽ được hỏi nên đừng để “ấp ún” nhé.

  • Thực hành và thực hành: Thử phỏng vấn giả với bạn bè để làm quen với không khí phỏng vấn và nhận phản hồi đó cũng cách để bạn biết những điểm cần cải thiện.

  • Tập trung vào câu trả lời rõ ràng và súc tích: Tránh lan man và đừng kể lể chuyện cá nhân quá nhiều, đảm bảo trả lời đúng trọng tâm câu hỏi.

5. Chuẩn bị sẵn câu hỏi cho Nhà tuyển dụng
“Bị hỏi” thì rất dễ dàng với nhiều bạn sinh viên nhưng “Được hỏi” thì vô cùng khó khăn và không biết nên hỏi thế nào cho khéo. Vì thế việc chuẩn bị câu hỏi cho nhà tuyển dụng không chỉ thể hiện sự quan tâm của bạn mà còn giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc và công ty.


  • Hỏi về văn hóa doanh nghiệp: Anh/chị có thể chia sẻ thêm về văn hóa làm việc tại công ty không?

  • Tìm hiểu về đội ngũ và dự án: Em sẽ làm việc trực tiếp với những ai và dự án chính mà em sẽ báo cáo với ai?

  • Quan tâm đến sự phát triển cá nhân: Sau 1 năm làm tại Doanh nghiệp mình thì công ty sẽ dựa vào tiêu chí gì để đánh giá hoàn thành công việc của em?

  • Điểm đặc biệt mà công ty tâm đắc nhất: Theo em được biết thì công ty mình có hệ thống đánh giá nhân viên thông qua …, em thấy rất hay và  ý nghĩa. Anh/chị có thể nói rõ hơn được không? 

  • Thể hiện sự cầu tiến và tinh thần học hỏi: Em rất hứng thú và thực sự quan tâm về Doanh nghiệp mình. Nếu có cơ hội được làm việc cùng Anh/Chị, Anh/Chị mong đợi những yếu tố nào ở một ứng viên mới như em để có thể hoàn thành công việc tốt nhất?.

Kết luận
Việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn là bước cực kỳ quan trọng giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và tăng cơ hội thành công trước hàng ngàn ứng tuyển khác. Khi chuẩn bị kỹ thì chắc chắn bạn sẽ tự tin và luôn ở trạng thái chủ động trong mọi tình huống gì xảy ra.

Chúc bạn may mắn và thành công trên hành trình chinh phục sự nghiệp của mình! 

TT.HTDN

TIN LIÊN QUAN