Menu
  
Tin hướng nghiệp

Sự khác nhau giữa ngành Quảng cáo và Marketing

23/05/2020
Marketing và Quảng cáo là trở thành mục tiêu theo đuổi của các bạn trẻ năng động, sáng tạo, mong muốn khẳng định bản thân và sống tốt bằng chính ý tưởng của mình.
Tuy nhiên, để phân biệt hai ngành có nhiều điểm tương đồng trong tính chất công việc sẽ là một phép tính khó. Bài viết về sự khác nhau của ngàng Quảng cáo và Marketing sẽ giải đáp các thắc mắc của các bạn sĩ tử liên quan đến chương trình học cũng như vị trí công việc cụ thể của mỗi ngành.

 

Ngành Quảng cáo và Marketing được hiểu như thế nào?

 

Quảng cáo và Marketing là những ngành học phù hợp với những ai thích sáng tạo, luôn biết cách làm mới bản thân. Vì thế, hai ngành học này cũng có những điểm tương đồng nhất định. Mục đích chung của cả hai lĩnh vực này đều là giúp doanh nghiệp bán được hàng, tạo được giá trị thương hiệu, kết nối khách hàng tiềm năng. Theo đó:
Quảng cáo là hoạt động của doanh nghiệp nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm, giúp tăng mức tiêu thụ hàng hóa. Đây cũng là phương tiện kích cầu, tạo giá trị thương hiệu để sản phẩm "ở lại lâu" với người tiêu dùng. Nói cách khác, quảng cáo vừa là phương tiện cung cấp thông tin sản phẩm cần thiết cho khách hàng, vừa là công cụ thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm.    
 
Quảng cáo và Marketing là hai ngành dành được sự quan tâm của quý phụ huynh và các sĩ tử
 
Marketing là một hình thức không thể thiếu trong kinh doanh, bao gồm tất cả các hoạt động, chiến lược hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Mục tiêu cao nhất của Marketing chính là trở thành chiếc cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu.
Một cách ngắn gọn và chính xác nhất theo GS. Philip Kotler (Giáo sư Marketing nổi tiếng nhất thế giới – “cha đẻ” của Marketing hiện đại) cho rằng: “Marketing là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra” 
Nói một cách dễ hiểu 
Quảng cáo là phương tiện cung cấp thông tin sản phẩm cần thiết cho khách hàng, tăng sự hiện diện của sản phẩm để in sâu vào tâm trí của khách hàng tiềm năng; còn Marketing là hoạt động mang tính lâu dài trên nhiều phương diện, là nhịp cầu nối bền chặt doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu góp phần ổn định và tăng cao doanh số. Quảng cáo là một mắt xích quan trọng trong hoạt động Marketing, Marketing là lĩnh vực rộng, bao gồm các hoạt động Quảng cáo, PR,...

Với Marketing, để bán hàng có thể sẽ phải chạy theo xu hướng của giới trẻ trên các nền tảng mạng xã hội. Với Quảng cáo, khi viết slogan hay kịch bản là phải tạo được xu hướng cho mọi người hưởng ứng.

 

Chương trình học của ngành Quảng cáo và Marketing

 

Hai ngành học này có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên mỗi ngành sẽ có những thế mạnh chuyên môn nhất định. Tại UEF, sinh viên theo học ngành Quảng cáo và Marketing sẽ được đào tạo theo khung chương trình chuẩn quốc tế, đáp ứng ba tiêu chí “vững kiến thức, thạo kỹ năng, giỏi ngoại ngữ”. Cụ thể là:
Khi học ngành Quảng cáo các bạn sẽ được tiếp cận với các chiến lược quảng bá sản phẩm, học tập nhiều kỹ năng nghiệp vụ như: kỹ năng truyền tải thông điệp, kỹ năng tiếp thị hiệu quả, các kỹ năng liên quan đến thiết kế, quản trị quảng cáo.  
Với ngành Marketing, người học sẽ được trang bị các kiến thức về chuyên môn của ngành cụ thể như: quản trị marketing, quản trị bán hàng, hành vi người tiêu dùng, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá và phân phối, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, PR,… 

 

Sự khác nhau về vị trí công việc của cử nhân ngành Quảng cáo và Marketing

 

Ngoài kiến thức chuyên môn ở mỗi ngành, các bạn cũng có thể phân biệt sự khác nhau giữa ngành Quảng cáo và Marketing dựa vào vị trí nghề nghiệp.
Cử nhân ngành Quảng cáo có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:
 
  • Chuyên viên tại các công ty quảng cáo, truyền thông trong và ngoài nước
  • Phụ trách truyền thông, PR cho các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ
  • Giảng dạy về quảng cáo tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo chuyên ngành.
  • Thiết kế quảng cáo tại các doanh nghiệp
  • Đạo diễn quảng cáo tại các phim trường, các studio sản xuất quảng cáo
  • Điều hành quảng cáo tại phòng quảng cáo của các doanh nghiệp
 
Cử nhân ngành Marketing có thể đảm trách các công việc như:
 
  • Chuyên viên Marketing tại các công ty, doanh nghiệp, tổ chức;  
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường;
  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng;
  • Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu;
  • Giảng dạy, nghiên cứu về Marketing, Quản trị Marketing.
 
Tuy có sự khác biệt trong chuyên môn, nhưng tính chất công việc của hai ngành có nhiều điểm tương đồng trong vận hành công việc. Vì thế, các bạn có thể linh động trong việc lựa chọn công việc phù hợp với tố chất của mình.
Với đặc thù công việc mang nhiều sự năng động và sáng tạo, hai ngành Quảng cáoMarketing thu hút nhiều bạn trẻ trong giai đoạn hiện nay. Tùy vào sở thích và năng lực của bản thân, các bạn hãy lựa chọn cho mình một ngành học phù hợp các bạn nhé. Với các thông tin mà bài viết sự khác biệt giữa ngành Quảng cáo và Marketing cung cấp, hy vọng các bạn thí sinh sẽ tìm cho mình “chìa khóa” để mở ra cánh cửa nghề nghiệp mà mình yêu thích. Chúc các bạn thành công với đam mê của mình. 
 
Tuấn Anh
TIN LIÊN QUAN