Báo cáo chuyên đề là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình đào tạo sinh viên UEF. Đây là cơ hội để các bạn trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng thực tế. Tiếp nối chuỗi hoạt động này của Khoa Kinh tế, vào tối ngày 9/12, buổi báo cáo của học phần Quản trị hoạt động thu mua đã diễn ra thành công.
Với chuyên đề này, sinh viên được lắng nghe chia sẻ từ diễn giả Nguyễn Huỳnh Đức Khoa - Founder & CEO VSMCHome Method. Tại đây, UEFers được cung cấp thông tin khái quát về quản lý quan hệ nhà cung cấp và những câu chuyện bên lề trong công tác quản lý thu mua ngành công nghệ điện tử.
UEFers khám phá chủ đề cạnh tranh trong ngành công nghiệp bán dẫn
Hiện nay, công nghệ bán dẫn với sự phát triển vượt bậc của các loại chip bán dẫn rộng và hẹp, đang trở thành động lực chính thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tại Việt Nam, những lợi thế về nhân lực và vị trí địa lý đang có cơ hội lớn để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, để nắm bắt cơ hội, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức.
Mở đầu câu chuyện của quá trình thu mua, diễn giả Đức Khoa đặt ra nhiều giả định về câu chuyện công nghệ, những tiềm lực, rủi ro trong quá trình đổi mới, câu chuyện “bão hòa” trong nền kinh tế,... Theo đó, trong các giai đoạn thuộc chuỗi giá trị bán dẫn hẹp, chúng ta cần xác định yêu cầu (tập hợp yêu cầu, kiến thức chuyên môn, lập kế hoạch), tìm kiếm nguồn cung cấp (có mối quan hệ rộng với các nguồn cung cấp, đánh giá/thẩm định nguồn cung cấp), phân tích và lựa chọn.
Những cơ hội việc làm cùng thành thức trong nghề được chuyên gia chia sẻ
Việt Nam sở hữu nguồn nhân lực trẻ, năng động, sẵn sàng tiếp thu công nghệ mới. Hiện nước ta cũng đã xây dựng được một số khu công nghiệp hiện đại, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để thực sự bứt phá và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, diễn giả đã đề cập về những thách thức mà các bạn sinh viên cần phải giải quyết khi tham gia vào thị trường lao động này như: ngành công nghiệp bán dẫn đòi hỏi công nghệ cao, vốn đầu tư lớn, công nghệ cốt lõi, năng lực nghiên cứu,... Ngoài ra, ông Đức Khoa cũng đề cập tới vấn đề bản quyền và tranh chấp công nghệ tại các giai đoạn: thương thảo hợp đồng, theo dõi đơn hàng, kiểm soát đầu vào, sau khi mua hàng.
Diễn giả cung cấp nhiều thông tin thực tế từ các case-study của doanh nghiệp
Chuỗi báo cáo chuyên đề của Khoa Kinh tế tiếp tục được triển khai thực hiện, các bạn sinh viên hãy theo dõi lịch để không bỏ lỡ những buổi trao đổi, học tập hữu ích cùng chuyên gia nhé!
TT.TT-TT