Menu
  
Tin tức sự kiện

Thầy, cô UEF tiếp cận các phương pháp giảng dạy tích cực do các chuyên gia quốc tế xây dựng

09/06/2023
Nhằm tạo cơ hội để cán bộ - giảng viên - nhân viên (CB-GV-NV) UEF tiếp cận và lan tỏa những giá trị hữu ích về các phương pháp giảng dạy tích cực, đào tạo theo chuẩn đầu ra, dựa trên bộ tiêu chuẩn do các chuyên gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa kỳ (USAID) thiết kế, Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Dự án quốc tế đã phối hợp với Văn phòng trường tổ chức chương trình workshop “Hands-on Instructional Approaches and Outcome-Based Education” vào ngày 8/6 vừa qua.
 
Workshop “Hands-on Instructional Approaches and Outcome-Based Education” được tổ chức vào 8/6 vừa qua

Đồng hành, chia sẻ tại chương trình có GS.TS. Nguyễn Trung Kiên – Phó Hiệu trưởng Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) và TS. Lý Thiên Trang - Phó Hiệu trưởng UEF. 
 


Các diễn giả chia sẻ, trao đổi cùng CB-GV-NV Nhà UEF

Buổi workshop đã gợi mở nhiều phương pháp dạy học tích cực, thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy và học để đáp ứng chuẩn đầu ra, từ phương pháp học tập trực tuyến, truyền thống đến phương pháp học tập bằng các thiết bị hiện đại. Chương trình chuẩn bị các bộ tài liệu do các chuyên gia của Cơ quan phát triển thiết kế Hoa kỳ (USAID) biên soạn giúp các thầy cô có thể tham khảo trong quá trình giảng dạy và công tác nhằm cải tiến chất lượng.
Giảng viên UEF hiểu hơn về tầm quan trọng của việc ứng dụng một số công cụ dạy học số để giảng dạy hoặc dạy học kết hợp (Online learning hoặc Blended Learning); Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để giúp người học hiểu sâu nội dung bài học và khuyến khích người học phát triển các kỹ năng sẵn sàng làm việc; Áp dụng các chiến lược thiết kế bài giảng đảo ngược để xây dựng các hoạt động dạy và học phù hợp.
 



Thông qua các hoạt động, thầy cô trao đổi và chia sẻ nhiều phương pháp học tập mới

TS. Lý Thiên Trang nhấn mạnh các thầy cô nên sử dụng các chiến lược đánh giá để kiểm tra mức độ hiểu biết của người học và điều chỉnh hoạt động giảng dạy. Điều này sẽ hỗ trợ sinh viên hiểu rõ hơn những yêu cầu về kiến thức môn học cần có, giúp việc học trở nên chủ động, tránh tình trạng đánh giá sinh viên thông qua cảm tính của bản thân khi áp dụng các nguyên lý của việc dạy học dựa vào chuẩn đầu ra và đáp ứng các yêu cầu chuẩn quốc tế.
Các thầy cô đến tham dự được tìm hiểu và tham gia rất nhiều hoạt động để hiểu hơn về bảy công cụ giúp hỗ trợ giảng dạy gồm: Blended Learning Toolkit; Facilitation Skills Toolkit; Instructional Design Toolkit; Learner-Centered Assessment Toolkit; Participatory Toolkit; Project-Oriented Learning Toolkit; Work-Readiness Skills Toolkit; Outcome-Based Education in practice.
Sau phần chia sẻ, chiều cùng ngày, các thầy cô đã thuyết trình “How to Design a better UEF Campus” - trình bày về những vấn đề thực tế mà sinh viên đang gặp khó khăn và có mong muốn được cải thiện để tạo nên không gian học tập cũng như môi trường học tập lý tưởng cho sinh viên. Các vấn đề được đưa ra và nhận đánh giá cao từ GS.TS. Nguyễn Trung Kiên và TS. Lý Thiên Trang khi có sự khảo sát thực tế từ sinh viên và ứng dụng Project-Based Learning; linh hoạt ứng dụng những kiến thức được chia sẻ để tìm ra những vấn đề, những thách thức và thảo luận để đưa ra những giải pháp mới, sáng tạo.
 
​​





Các bài thuyết trình được đánh giá cao khi ứng dụng được công cụ học tập hiệu quả
 
Hoạt động buổi chiều có sự tham dự của TS. Kiều Xuân Hùng - Chủ tịch Hội đồng trường với vai trò Ban giám khảo “UEF Design Project”, trực tiếp lắng nghe những giải pháp, góp ý để nâng cao chất lượng dạy và học tại UEF đồng thời chấm điểm cho những giải pháp ấn tượng nhất.
 

Thầy, cô nhận sự góp ý, đánh giá từ Ban Giám khảo về UEF Design Project

Kết thúc chương trình workshop, các thầy, cô giảng viên Nhà UEF đã tích lũy thêm nhiều phương pháp giảng dạy mới, hơn hết là có dịp học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau trong chuyên môn đào tạo. Với những chương trình này, đích đến cuối cùng của Nhà trường là mong muốn mang đến cho sinh viên nhiều giá trị mới mẻ thông qua các tiết học chất lượng, thu hút.
 
Quỳnh Anh
Ảnh: Media Team
TIN LIÊN QUAN