Menu
  
Tin tức sự kiện

Đa dạng góc nhìn về bình đẳng giới được chuyên gia quốc tế gợi mở nhằm thúc đẩy phát triển bền vững

26/12/2024
Bình đẳng giới không chỉ là một phần trong hệ thống các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs) mà còn là nền tảng để đạt được các mục tiêu khác như xóa đói giảm nghèo, cải thiện giáo dục và bảo vệ môi trường.
Nhưng làm thế nào để vấn đề này được hiểu cặn kẽ và áp dụng hiệu quả trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống? Đó cũng chính là câu hỏi trọng tâm được đặt ra tại Seminar: “Introduction to Gender Equality as a Sustainable Development Goal:Stakes, Issues and Applications for Action-Research in Vietnam”, diễn ra vào sáng ngày 25/12 tại UEF do Viện Quốc tế tổ chức. 
 



Hoạt động thu hút sự tham gia đông đảo của các chuyên gia, giảng viên tại UEF
 
Diễn giả chính của chương trình là TS. Linda Ainouche - United Nations Consultant, New York City. Cùng tham gia trao đổi, thảo luận có TS. Đỗ Hữu Nguyên Lộc - Phó Hiệu trưởng, TS. Ngô Minh Hải - Phó Hiệu trưởng, TS. Lý Thiên Trang - Giám đốc Bảo đảm và Kiểm định chất lượng, GS.TS. Eric Jose Olmedo Panal – Viện trưởng Viện Quốc tế, PGS.TS. Nguyễn Thành Luân - Phó Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Dự án quốc tế cùng các chuyên gia, giảng viên UEF. 
 

GS.TS. Eric Jose Olmedo Panal chia sẻ về ý nghĩa và mục đích của chương trình
 
Tại các chương trình, diễn giả đã mang đến những góc nhìn sâu sắc về bức tranh toàn cảnh của vấn đề bình đẳng trên toàn cầu. Trong đó nổi bật là một sự khác biệt trong cách tiếp cận giữa các nước phương Tây và các khu vực khác. Việc khởi động các chương trình hỗ trợ trẻ em gái của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được xem như một bước tiến tích cực nhưng vẫn còn những hạn chế cần giải quyết. Diễn đàn giả nhấn mạnh rằng, dù đã có nhiều tiến bộ, nhiều nơi trên thế giới vẫn phải đối mặt với tình trạng bạo lực và đánh giá thấp vai trò của phụ nữ, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục và quyền lợi của cộng đồng LGBT.
 


Tiến sĩ Linda mang đến những góc nhìn về bình đẳng giới ở các quốc gia
 
Một điểm đáng chú ý khác là sự khác biệt giữa công bằng và bình đẳng, đặc biệt trong giáo dục tại Việt Nam. Dù nhiều quốc gia đã ban hành luật về quyền tự do và quyền của phụ nữ, các vấn đề như phá thai vẫn là chủ đề gây tranh cãi lớn. Cuộc thảo luận tại chương trình không chỉ làm rõ các vấn đề này còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng vào thực tế.
Ngoài ra, chương trình cũng tập trung vào tình trạng bạo lực gia đình – một vấn đề nan giải nhưng vẫn chưa có sự lên án triệt để. Theo số liệu được chia sẻ, có tới 72% phụ nữ từng chịu bạo lực, xuất phát chủ yếu từ các thành viên trong gia đình hoặc người bạn đời. Thực trạng này gây ra sự bất bình đẳng trong nhận thức xã hội, đồng thời đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc xây dựng các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn.
 


Các thầy, cô cùng tham gia trao đổi sôi nổi và đưa ra quan điểm cá nhân
 
Bên cạnh đó, hội thảo còn thảo luận về những câu chuyện khác mà phụ nữ đang phải đối mặt, từ biến đổi khí hậu đến những bất bình đẳng trong kinh tế và sức khỏe. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, việc đào tạo phụ nữ trong các lĩnh vực khởi nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận là rất cần thiết để có thể đóng góp tích cực hơn cho xã hội.
Hoạt động góp phần khơi mở các giải pháp thực tiễn nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển bền vững. Chương trình đã mang đến nhiều bài học ý nghĩa và thiết thực, khẳng định hiệu quả cam kết của UEF trong công việc đồng hành cùng các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu, hướng tới xây dựng một cộng đồng văn minh, tiến bộ và công bằng .
 
TT.TT-TT
TIN LIÊN QUAN