Chúc mừng Quốc Thông đã trở thành Quán quân YouBranding 2022, trước tiên, bạn có thể chia sẻ cảm xúc với thành tích này? Cảm xúc sau khi đạt Quán quân là vui và tự hào về bản thân mình. Đây là cuộc thi về xây dựng thương hiệu, các bạn đều mang đến những mục tiêu lớn như trở thành CEO, Marketing Manager, Nhà sáng lập tổ chức quốc tế,… còn tôi nghĩ mình sẽ là một chàng trai làm giáo dục. Đến vòng Chung kết, tôi nhận ra câu chuyện làm giáo dục là tốt, độc đáo và thú vị thật đấy nhưng lĩnh vực này quá rộng. Vì vậy, sau khi được nhận xét ở vòng Bán kết, tôi đã suy nghĩ rốt cuộc mình sẽ làm gì ở trong giáo dục và rồi tôi lên kế hoạch để trở thành nhà quản lý giáo dục. Việc thành lập học viện diễn thuyết kết hợp mô hình rừng phản biện là kế hoạch khá thực tế. Khi tôi đạt Quán quân, đối với tôi đó không dừng lại ở giải thưởng mà còn là chiến thắng bản thân mình so với vòng Bán kết và kế hoạch của tôi thật sự rõ ràng, dù không quá nổi bật nhưng ít nhất đã chinh phục được Ban giám khảo.
Lựa chọn con đường hướng về giáo dục, Quốc Thông muốn lan tỏa thông điệp gì đến cộng đồng? Tôi muốn lan tỏa thông điệp về giáo dục hiệp hành. Đối với tôi, giáo dục đơn giản là giúp một người có thể tìm ra được đâu là thế mạnh bản thân mình và thực hiện được điều đó. Còn giáo dục hiệp hành là tôi muốn được làm ở trong giáo dục và hiểu được vị trí của người học để cùng chia sẻ với các bạn, cùng hiểu các bạn, nhìn thấy khó khăn của các bạn, từ đó giúp đỡ các bạn. Giáo dục với tôi không phải là câu chuyên tôi mang kiến thức đến và bắt các bạn phải hiểu. Vậy để giúp thông điệp của mình được truyền tải đúng nhất, bạn có đang làm công việc gì liên quan đến giáo dục? Hiện tại, bên cạnh việc học, tôi đang dạy kỹ năng sống, tư duy phản biện, hùng biện và tranh biện cho từng đối tượng người học. Tôi dạy kỹ năng sống cho các bạn tiểu học và các kỹ năng hùng biện, tranh biện cho người trẻ. “Kiêu hãnh – Điềm tĩnh – Năng lượng” là 3 tính từ bạn mô tả bản thân tại cuộc thi, vậy những giá trị nào giúp bạn đạt đến 3 từ khóa này? Để đạt được 3 từ khóa này thì trước đó tôi phải có 3 từ khoá trước là “Tự tin - Bình tĩnh - Năng lượng”. Tôi có được nguồn năng lượng dồi dào, nhưng tôi nhân ra nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến người đối diện đôi khi bị ngợp, mệt mỏi hoặc cảm thấy tôi là một người không an toàn. Vì vậy, tôi cần có một thứ gì đó để kiềm chế năng lượng, trong mọi tình huống mình xử lý đều cần sự bình tĩnh. Sau đó là sự tự tin, đó là điều tôi luôn có khi đến với mọi cuộc thi, tôi nghĩ rằng “mình sẽ làm gì” hơn là “mình phải làm gì”, sự tự tin cũng được hình thành khi tôi sinh hoạt ngoại khoá ở ngoài trường. Khi đến với cuộc thi thương hiệu, tôi nhận ra rằng tự tin, bình tĩnh mọi người đều có, đó không phải là điểm riêng biệt, đó là lúc tôi cần có gì đó sâu sắc hơn. Người tự tin thì họ tin vào những gì họ làm nhưng thay vì vậy, tôi nghĩ rằng tôi biết mình có thể làm được gì chứ không còn là tôi tin mình làm được gì, đó là sự kiêu hãnh. Sự kiêu hãnh không phải coi thường người khác mà nó đơn giản là nghĩ về những điều tốt đẹp và chuẩn bị tốt nhất cho những điều tồi tệ. Còn lại là sự bình tĩnh, trong một số trường hợp, tôi không có đủ sự chính chắn thì sẽ vội vàng và không kiểm soát, điều đó cần khắc phục bằng cách nâng cấp sự bình tĩnh thành điềm tĩnh. Trong cuộc thi này, bạn được đánh giá cao, nhưng việc xuất hiện nhiều và “quen thuộc” hơn so với các bạn cùng thi, bạn nghĩ đó là thế mạnh hay bất lợi? Vì sao? Điều này vừa là thế mạnh vừa là bất lợi đối với tôi. Thế mạnh ở chỗ là khi chúng ta càng có nhiều mối quan hệ thì sẽ tốt cho mình. Nếu có chuyện xảy ra thì tôi tìm sự trợ giúp dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đi kèm với đó là một bất lợi, vì nếu có những người không thích mình, nếu phần trình bày của tôi có sai sót hoặc có những điều mình nghĩ nó đúng nhưng thực tế lại không phù hợp với người nghe thì có thể họ không thích. Dù xuất hiện ở cuộc thi khác đi chăng nữa thì cũng không có ấn tượng tốt trong họ. Nhưng theo tôi nghĩ, điều đó tạo cho tôi động lực càng làm tốt hơn. Nếu trước đây, những người ủng hộ mình thấy mình làm tốt thì họ sẽ muốn nhìn bản thân mình tốt hơn. Đối với những người không thích mình, việc làm tốt hơn có thể chinh phục họ, để họ thay đổi quan điểm về mình. Càng xuất hiện càng nhiều, tôi càng phải làm tốt hơn nữa. Điều mà tôi chưa quen lúc trước khi vào đại học là môi trường của các cuộc thi lớn, khi tôi trải nghiệm cuộc thi thì tôi thấy giá trị của nó mang lại, nơi có nhiều người năng lực tham gia, lúc đó không còn là câu chuyện tôi phải cân nhắc năng lực của mình khi đến cuộc thi mà là tôi phải cân nhắc năng lực của mình với tất cả người khác để nhận thấy rằng họ có điểm mạnh gì để học hỏi, hoặc mình có điểm yếu gì để khắc phục, nếu không thì mình sẽ tụt lại phía sau. Lý do thứ 3 là vì ước muốn tổ chức sự kiện và làm về giáo dục trong tương lai nên khả năng học hỏi luôn trỗi dậy. Tôi học hỏi được cách mọi người tổ chức như thế nào và cách để học hỏi tốt là trở thành thí sinh của cuộc thi đó. Bạn có nghĩ việc tham gia nhiều như vậy sẽ mất tính mới mẻ?
Tôi luôn đặt ra mục tiêu cho mình là ngày hôm nay phải có điều gì mới hơn ngày hôm qua. Khi nhìn lại hành trình cũ, tôi luôn nhìn vào lỗi sai của mình dù thời điểm đó mình đã làm tốt rồi. Điều đó cho tôi động lực để thay đổi khi mang bản thân tới một cuộc thi khác. Nếu ở sân chơi mới mà tôi vẫn là tôi của ngày hôm qua, vẫn làm những điều đó, vẫn nói những điều như cũ thì chắc chắn tôi trở nên nhàm chán và không còn thể hiện được sự cầu tiến. Có một câu nói của người mẫu nổi tiếng thế giới mà tôi tâm đắc là “Bạn phải cố gắng chạy hết mình để có thể giữ được vị trí bạn đang đứng. Vì ngay khi bạn dừng lại thì vị trí đó đã dành cho người đang cố gắng chạy ở phía sau bạn”, vì vậy tôi luôn cố gắng “chạy” liên tục để giữ được vị trí của mình, và khi tôi liên tục cố gắng thì tôi của ngày mai sẽ không thể giống tôi của hôm nay. Tôi đảm bảo được một điều rằng mỗi khi đến với mỗi cuộc thi sẽ là màu sắc mới. |