Giữa dòng chảy của hội nhập và phát triển, nhóm ngành du lịch - khách sạn - nhà hàng không chỉ cần sự đổi mới trong mô hình kinh doanh mà còn đòi hỏi những tư duy sáng tạo và bền vững đến từ thế hệ trẻ. Hướng đến mục tiêu đó, chiều ngày 16/4, UEF đã tổ chức Hội thảo Nghiên cứu khoa học sinh viên mở rộng với chủ đề “Khơi dậy tương lai du lịch: Sáng tạo và bền vững”, quy tụ những đề tài nổi bật đến từ nhiều trường đại học trên địa bàn TP.HCM.
Hội thảo có 8 công trình xuất sắc được tuyển chọn từ 6 trường đại học
Chương trình có sự tham dự của TS. Ngô Minh Hải - Phó Hiệu trưởng; PGS.TS. Nguyễn Thành Luân - Phó trưởng Phòng Khoa học Công nghệ và Dự án quốc tế; ThS. Nguyễn Vương Hoài Thảo – Phó Trưởng khoa, Khoa Quản trị du lịch - Khách sạn; ThS. Nguyễn Thị Kim Thoại – Phó Trưởng khoa, Khoa Quản trị du lịch - Khách sạn; ThS. Nguyễn Viết Thủy - Phó Trưởng khoa, Khoa Quản trị du lịch - Khách sạn; Anh Long Nguyễn - Talent Acquisition Manager - Titan company.
TS. Ngô Minh Hải nhấn mạnh thông điệp đầy ý nghĩa: “Nghiên cứu không phải là điều gì quá lớn lao hay xa vời mà là cơ hội để sinh viên tiếp cận thực tế, trau dồi kỹ năng tư duy phản biện và góp phần vào sự phát triển của cộng đồng từ những vấn đề rất thực tế của đời sống”
Tại hội thảo, 8 đề tài xuất sắc nhất của các nhóm tác giả đến từ 6 trường đại học đã được đánh giá bởi hội đồng chuyên môn giàu kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học, có: TS. Nguyễn Phước Hiền - Giảng viên Khoa Du lịch và Dịch vụ hàng không, Học viện hàng không - Chủ tịch Hội đồng; ThS. Võ Hồng Sơn - Trưởng Khối ngành Kinh tế, Viện Quốc tế UEF, Phản biện 1; TS. Tăng Mỹ Sang - Giảng viên Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM - Phản biện 2; ThS. Lê Thế Hiển - Giảng viên Khoa Quản trị du lịch - Khách sạn UEF - Ủy viên, Thư ký.
Theo đó, Hội đồng cho biết đánh giá các đề tài dựa trên nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, phương pháp nghiên cứu, độ tin cậy của các số liệu, kết quả khoa học, kết quả thực tiễn và ứng dụng, những đóng góp của đề tài. Thang điểm 100 được tính dựa vào các tiêu chí như sau: Tính mới, tính sáng tạo, cách tiếp cận; Phương pháp nghiên cứu; Kết quả đạt được và ý nghĩa; Tính thực tiễn và tiềm năng ứng dụng, phát triển; Kỹ năng trình bày; Điểm khuyến khích dành cho đề tài trình bày bằng ngoại ngữ; Khả năng phản biện, bảo vệ đề tài.
Đại diện Nhà trường trao quà đến Hội đồng đánh giá
Hội thảo có sự tham gia của sinh viên các trường: UEF, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn, Trường Đại học Tài chính – Marketing, Trường Đại học Văn hóa TP.HCM và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM.
Các đề tài được tuyển chọn và trình bày tại hội thảo không chỉ mang tính học thuật cao mà còn thể hiện rõ nỗ lực tiếp cận thực tiễn, góp phần giải quyết những vấn đề cụ thể của ngành du lịch – khách sạn hiện nay. Từ các góc nhìn như phát triển mô hình du lịch sinh thái, đánh giá hiệu quả quản trị môi trường xanh, vai trò của sự kiện văn hóa trong nhận diện điểm đến, đến các nghiên cứu sâu về du lịch tâm linh, cổ phục, ẩm thực và truyền thông nhà hàng… mỗi đề tài đều chứa đựng tâm huyết và sự đầu tư nghiêm túc của sinh viên.
![]()
Tại Hội thảo, đại diện Khoa Quản trị du lịch - Khách sạn cũng đã trao giấy chứng nhận cho giảng viên và sinh viên tham dự giải thưởng Euréka năm 2024
Theo nhận định từ Ban giám khảo, các đề tài đều đáp ứng được yêu cầu về hàm lượng khoa học, tính thiết thực và hướng nghiên cứu. Kết quả được đánh giá chủ yếu dựa vào sự chênh lệch về khả năng thuyết trình và phản biện trước hội đồng.
Các nhóm trình bày và phản biện trước Hội đồng Ban giám khảo
Các nhóm trình bày và phản biện trước Hội đồng Ban giám khảo
Các nhóm trình bày và phản biện trước Hội đồng Ban giám khảo
Các nhóm trình bày và phản biện trước Hội đồng Ban giám khảo
Các nhóm trình bày và phản biện trước Hội đồng Ban giám khảo
Các nhóm trình bày và phản biện trước Hội đồng Ban giám khảo
Các nhóm trình bày và phản biện trước Hội đồng Ban giám khảo
Các nhóm trình bày và phản biện trước Hội đồng Ban giám khảo
Trong đó, nổi bật và thuyết phục nhất là đề tài “Khai thác cổ phục triều Nguyễn trong hoạt động du lịch tại Kinh thành Huế” đến từ nhóm sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM. Đề tài đã khai thác yếu tố di sản văn hóa độc đáo và đề xuất hướng phát triển du lịch thông qua việc tái hiện không gian lịch sử bằng hình ảnh cổ phục. Sự kết hợp giữa chiều sâu văn hóa và khả năng trình bày thuyết phục đã giúp nhóm đạt được giải Best Presenter Award - giải thưởng cao nhất của hội thảo. Đây cũng là đề tài được đánh giá cao về tiềm năng phát triển thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù, tạo điểm nhấn khác biệt cho du lịch Huế.
Bên cạnh đó, nhóm tác giả đến từ Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông UEF với đề tài “The impact of Hue's cultural elements that affect domestic tourist traveling intention” và công trình “Mystery tours – An innovative approach to cultural tourism development in Ho Chi Minh City” của nhóm tác giả Trường Đại học Văn hóa TP.HCM cũng ghi dấu ấn với giải Nhì chung cuộc.
![]()
Ba nhóm tác giả có phần thuyết trình và phản biện thuyết phục nhất tại Hội thảo
Ngoài ra, UEF cũng mang đến hội thảo hai đề tài khác của sinh viên Khoa Quản trị du lịch - Khách sạn: (1) "The Components of Cognitive Image: The Context of Spiritual Tourism in An Giang" và (2) “Đánh giá vai trò của influencer marketing trong việc quảng bá hình ảnh nhà hàng”. Đây là kết quả từ quá trình nghiệm thu 13 đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa. Tại vòng Chung kết vào ngày 12/4, nhóm thực hiện đề tài về influencer marketing đã xuất sắc giành giải Nhất cấp Khoa và nhóm nghiên cứu về du lịch tâm linh An Giang đạt giải Nhì.
Hội đồng đưa ra những góp ý nhằm giúp sinh viên hoàn thiện đề tài
Hội thảo là dịp để sinh viên nhiều trường giao lưu, mở rộng tầm nhìn và tiếp cận những vấn đề thực tiễn bằng tư duy nghiên cứu. Chính từ sân chơi này, nhiều ý tưởng tiềm năng có thể được tiếp tục phát triển thành sản phẩm ứng dụng thực tế, góp phần định hình tương lai ngành du lịch, khách sạn Việt Nam theo hướng sáng tạo và bền vững hơn. Xin chúc mừng các nhóm tác giả đã có công trình nghiên cứu chất lượng.
TT.TT-TT