Ngày 14/3 vừa qua, tại khu vực Creative Hub của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), gian hàng không người bán “Trở về tuổi thơ” chính thức được khai trương. Đây nội dung mở đầu cho chiến dịch gây quỹ “Cám ơn người lớn” với thông điệp “Ai cũng xứng đáng được hỗ trợ giáo dục”.
Chiến dịch “Cám ơn người lớn” là một trong các hoạt động của dự án Service – Learning “Trang trí và gây quỹ làm dùng cụ học tập cho trường mầm non xã hội Bình Triệu” với sự tham gia của sinh viên UEF và sinh viên Đại học Kiến trúc thuộc chương trình “Art for Kid” của Quỹ học bỗng Huỳnh Tấn Phát.
Gian hàng đặc biệt của chiến dịch “Cám ơn người lớn” được đặt tại khu vực Creative Hub UEF
Đến tham dự buổi khai trương gian hàng có thầy Bùi Quang Đông – Trưởng Phòng Công tác sinh viên UEF, Giám đốc Trung tâm Service - Learning và thầy Trần Kỳ Lân – Giảng viên môn Thủ tục hải quan, Khoa Kinh tế UEF và đông đảo sinh viên UEF.
Thầy Trần Kỳ Lân giao lưu văn nghệ tại gian hàng “Ký ức tuổi thơ”
Thầy Bùi Quang Đông - Trưởng Phòng Công tác sinh viên, Giám đốc Trung tâm Service – Learning UEF chia sẻ về mục tiêu chiến dịch gây quỹ
Gian hàng không người bán “Ký ức tuổi thơ” là sản phẩm đầy sáng tạo và tâm huyết của các bạn sinh viên UEF và sinh viên chương trình “Art for Kid”. Tất cả được tạo nên từ các vật liệu đơn giản như: báo cũ, banner cũ và màu nước. Đa số các vật dụng trang trí gian hàng đều là những sản phẩm được các bạn kêu gọi quyên góp từ sinh viên UEF.
Sinh viên UEF và sinh viên thuộc chương trình “Art for Kid” chung tay trang trí gian hàng
Đến với gian hàng, nhiều sinh viên UEF rất bất ngờ với tiêu chí “4T”: tự mua, tự trả, tự dùng và tự dọn. Tiêu chí này được các bạn sinh viên dự án đặt ra nhằm khơi dậy tinh thần tự giác, trách nhiệm và nhân văn từ các bạn trẻ.
Tại đây, các bạn sinh viên có thể tìm thấy các vật dụng, các sản phẩm gợi nhớ tuổi thơ như: thức ăn vặt, truyện tranh của thập niên 2000, các món đồ chơi ngày cũ,... Và đúng như tiêu chí, các bạn đến mua hàng, tự chọn sản phẩm mình thích, tự trả tiền vào thùng quyên góp, tự sử dụng không có người phục vụ và tự dọn rác đúng nơi quy định.
Ký ức tuổi thơ quay trở về với những cuốn truyện tranh một thời “làm mưa làm gió”
Những món ăn vặt thân quen
Hay các dụng cụ học tập từng gắn bó
Phát biểu trong buổi khai mạc, thầy Bùi Quang Đông cho biết: thầy rất ấn tượng với gian hàng và luôn đặt niềm tin vào sức trẻ, sức sáng tạo của các bạn. Cũng với tinh thần ủng hộ những sáng kiến vì cộng đồng của các bạn trẻ, thầy Trần Kỳ Lân đã biểu diễn các tiết mục văn nghệ tự sáng tác và kêu gọi sinh viên mạnh dạn hưởng ứng. Đáp lại lời kêu gọi này, các bạn đã lên sân khấu biểu diễn sôi nổi và tích cực ủng hộ các sản phẩm của gian hàng.
Bạn Hoàng Anh Đức, sinh viên năm nhất UEF mạnh dạn thể hiện tài năng đàn, hát
Nhóm sinh viên thực hiện chiến dịch chụp hình lưu niệm cùng thầy Kỳ Lân
Được biết, gian hàng “Ký ức tuổi thơ” sẽ diễn ra liên tục tại UEF từ 14/3 đến 23/3/2019. Toàn bộ số tiền gây quỹ sẽ được Ban tổ chức dùng để trang trí và mua dụng cụ học tập hỗ trợ cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt đang theo học tại Trường mần non xã hội Bình Triệu.
Về chiến dịch gây quỹ “Cám ơn người lớn” Chiến dịch gây quỹ “Cám ơn người lớn” được lấy cảm hứng từ tác phẩm “Cám ơn người lớn” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, do một nhóm sinh viên UEF khới xướng. Đây là một trong các hoạt động chính của dự án Service - Learning “Trang trí và gây quỹ làm dụng cụ học tập cho Trường mầm non xã hội Bình Triệu”. Dự án được triển khai với sự điều phối của Trung tâm Kết nối cộng đồng UEF và phối hợp cùng nhóm sinh viên Đại học Kiến trúc thuộc chương trình “Art for Kid” của Quỹ học bỗng Huỳnh Tấn Phát. Sinh viên UEF tham gia dự án sẽ phối hợp với sinh viên Đại học Kiến trúc tiến hành gây quỹ và làm dụng cụ học tập nhằm hỗ trợ cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt đang học tại Trường mần non xã hội Bình Triệu thuộc tổ chức FFSC (Friend for Street Children – Bạn của trẻ em đường phố). Trong quá trình tham gia chuỗi hoạt động, các bạn sinh viên sẽ được tập huấn về kỹ năng gây quỹ đồng thời được trao cơ hội để thực hành qua đó rút ra những bài học sâu sắc từ thực tế. |