Tiếp nối hoạt động nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của sinh viên, chiều ngày 28/4, ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc và Ngôn ngữ Trung Quốc đã tiến hành đánh giá các nghiên cứu của sinh viên. Buổi nghiệm thu cũng là cơ sở để lựa chọn những đề tài xuất sắc dự thi ở cấp cao hơn.
Ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc và Ngôn ngữ Trung Quốc nghiệm thu thành công các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
Tại buổi nghiệm thu của ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, hội đồng gồm các thành viên ThS. Phạm Thị Thùy Linh - Phó Trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế, TS. Bùi Thị Mỹ Linh - Trưởng ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, ThS. Lê Xuân Hoàng Vy, ThS. Nguyễn Thanh Nam - Giảng viên.
Với các góc nhìn về văn hóa, sinh viên khai thác nhiều đề tài nổi bật như “
Tìm hiểu sự giao thoa trong văn hóa ăn uống: Góc nhìn từ bữa cơm của người Hàn Quốc và người Việt Nam”, “
Tìm hiểu shaman giáo ở Hàn Quốc qua bộ phim Quật mộ trùng ma”, “
Nghiên cứu về khái niệm “Jeong” (tình) và “Han” (hận) của người Hàn Quốc”. Bên cạnh đó, các bạn cũng cập nhật xu hướng khi nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo với đề tài “
Nghiên cứu về ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh trong công việc”.
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc báo cáo đề tài nghiên cứu
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc báo cáo đề tài nghiên cứu
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc báo cáo đề tài nghiên cứu
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc báo cáo đề tài nghiên cứu
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc báo cáo đề tài nghiên cứu
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc báo cáo đề tài nghiên cứu
Các đề tài được hội đồng đánh giá cao về ý tưởng nghiên cứu và tinh thần học hỏi, khai thác nhiều khía cạnh mới. Các nhóm nghiên cứu cũng đã thể hiện sự đầu tư nghiêm túc trong từng phần trình bày, đảm bảo bố cục khoa học, dẫn chứng rõ ràng và có định hướng giải pháp rõ nét.
Thành viên trong Hội đồng ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc đưa ra góp ý chi tiết cho mỗi đề tài
Với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, hội đồng gồm các thành viên TS. Nguyễn Thị Lan - Phó Trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế, Trưởng ngành Ngôn ngữ Trung Quốc cùng các giảng viên TS. Lưu Bội Tơ, ThS. Nguyễn Mai Trinh, ThS. Hứa Phạm Cẩm Tú, ThS. Lâm Minh Huy, ThS. Lý Quốc Cường.
Các đề tài được sinh viên khai thác tập trung vào yếu tố văn hóa, đặc điểm ngôn ngữ như “Nghiên cứu phương pháp lưu giữ và truyền bá văn hóa truyền thống Trung Quốc để ứng dụng vào Việt Nam”, “Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ mạng tiếng Trung và việc truyền bá thông tin ngôn ngữ trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam trên nền tảng mạng xã hội ở Việt Nam”, “Nghiên cứu trật tự của định ngữ đa tầng trong tiếng Trung - Đối chiếu với định ngữ đa tầng trong tiếng Việt”.
Đa dạng nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Đa dạng nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Đa dạng nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Đa dạng nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Đa dạng nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Đa dạng nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Đa dạng nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Đa dạng nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Đa dạng nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Đa dạng nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Đa dạng nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Đa dạng nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Đa dạng nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
Ngoài ra, ứng dụng công nghệ và quá trình học tiếng Trung của sinh viên UEF cũng là lĩnh vực được chú trong nghiên cứu, nổi bật như “Ứng dụng công nghệ số hóa trong việc học tiếng Trung của sinh viên UEF”, “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học tiếng Trung của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại UEF”, “Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sa sút và chán nản trong học tập”, “Văn hóa ứng xử trên không gian mạng: Quan điểm cá nhân hay bạo lực ngôn từ”.
Sau khi lắng nghe kết quả nghiên cứu, hội đồng đã đưa ra nhận xét chi tiết, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế cũng như gợi ý cải thiện về mặt phương pháp, nội dung và triển vọng phát triển đề tài. Qua đó, giúp các bạn củng cố năng lực nghiên cứu, mở rộng tư duy học thuật và nâng cao khả năng phản biện, trình bày khoa học.
Những đánh giá của Hội đồng giúp sinh viên củng cố năng lực nghiên cứu
Quá trình nghiệm thu tạo cơ sở giúp sinh viên hoàn thiện các đề tài nghiên cứu khoa học, tự tin dự thi ở các cuộc thi có quy mô lớn hơn. Đây cũng là động lực giúp các bạn duy trì đam mê nghiên cứu khoa học và phát triển tri thức.
TT.TT-TT