Với môi trường học tập đầy trải nghiệm thú vị tại UEF, sinh viên không chỉ nắm vững kiến thức mà còn có nền tảng kỹ năng mềm và xử lý tình huống thực tế.
---
Một môi trường học tập hướng đến trang bị kiến thức chuyên môn, phát triển năng lực ngoại ngữ, kỹ năng mềm vẫn chưa đủ đối với sinh viên Gen Z. Những người trẻ năng động, hiện đại, yêu thích khám phá còn cần một môi trường sôi nổi với các hoạt động thực tế, chú trọng rèn luyện kỹ năng, song hành chương trình đào tạo được cập nhật. Đó chính là những điều mà trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã mang đến cho sinh viên của mình.
 
 
Nhìn qua các trường đại học hiện nay, có thể thấy, bên cạnh việc xây dựng chương chương trình đào tạo chất lượng, đa số đều tạo ra các sân chơi học thuật, hoạt động ngoại khóa,... dành cho sinh viên. Đây chính là cơ hội để người học rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế, tự tin thể hiện năng lực, khai phá bản thân để phát triển toàn diện hơn.

Điển hình, tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), sinh viên được tạo điều kiện tham gia nhiều hoạt động bổ ích, từ học thuật, văn hóa, văn nghệ, thể thao đến nghiên cứu khoa học. Trong đó, những sự kiện được các bạn yêu thích có thể kể đến như Youbranding, Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Miss UEF, The Face UEF, Olympic UEF, Law’s Conquerors, Flashmob...

Từ nền tảng này, nhiều bạn trẻ đã tự tin thể hiện bản thân tại các sân chơi kiến thức, trên phạm vi lớn hơn và gặt hái được những thành quả tích cực. Đơn cử Trần Hoài Phương đạt giải Miss Eco Asia 2022 tại đấu trường Miss Eco International 2022. Dự án khởi nghiệp “Túi xách từ những phụ phẩm bỏ đi của mía và cà phê" của nhóm sinh viên trường cũng đạt giải thưởng từ Anh Quốc.

Thông qua mỗi hoạt động, sinh viên được thỏa sức theo đuổi đam mê. Đồng thời, các bạn có cơ hội giao lưu, học hỏi thêm kiến thức mới và trau dồi kỹ năng cần thiết khác như giao tiếp, ngoại ngữ, thuyết trình, phản biện,... để phục vụ cho nghề nghiệp tương lai.

Miss Eco Asia 2022 - Hoài Phương - chia sẻ: “Em được tiếp thu kiến thức theo chương trình cập nhật, hiện đại trên giảng đường, được rèn luyện kỹ năng trong các hoạt động tại câu lạc bộ lễ tân và người mẫu UEF. Bên cạnh đó, em cũng đúc kết nhiều kinh nghiệm thực tế từ các diễn giả, chuyên gia và kết nối bạn bè thông qua chương trình, cuộc thi học thuật, hội thảo, giao lưu quốc tế,... do nhà trường tổ chức. Những yếu tố ấy đã giúp em làm nên thành quả ngày hôm nay”.
 
 
Ngoài ra, nhận biết cách học ngoại ngữ hiệu quả nhất là thông qua rèn luyện thực tế, với các chương trình giao lưu cùng chuyên gia nước ngoài, sinh viên quốc tế, tham gia chuỗi chương trình Master Class, lớp đồng giảng,... UEF đã chú trọng tổ chức những hoạt động này một cách thường xuyên.

Với sự đầu tư không ngừng, chất lượng chương trình tiếng Anh và loạt sự kiện giao lưu quốc tế của nhà trường được nâng cấp, cải tiến rõ rệt. Đạt 7 cấp độ tiếng Anh trong chương trình chính khóa, sinh viên có thể tự tin trong học tập, giao tiếp, thêm lợi thế trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Các bạn còn được nhà trường tạo điều kiện tiếp cận nhiều sân chơi, hoạt động, chương trình bổ ích giúp các bạn củng cố, rèn luyện, trau dồi và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ. Trong đó, các chương trình ấn tượng gồm English Only Day, loạt talkshow, workshop, seminar về IELTS, ngữ pháp, từ vựng tiếng Anh, cách học tiếng Anh hiệu quả,… Những chương trình gặp gỡ, liên kết quốc tế cũng là môi trường thuận lợi để sinh viên phát triển kỹ năng ngoại ngữ.

Song song, để tăng tính chủ động cho sinh viên khi học tiếng Anh, UEF thường xuyên tổ chức các cuộc thi học thuật liên quan đến ngôn ngữ này như UEF talk master, Fun word play, Moments to be cherished, The world we care, Writing contest…
 
 
Thực tế cho thấy các chương trình song hành nhà trường - doanh nghiệp góp phần mang lại mô hình giáo dục mang tính thực tiễn cao và nhiều lợi ích thiết thực cho sinh viên. Đây là bước quan trọng để UEF mở rộng môi trường thực hành, chuẩn bị hành trang vững chắc cho lộ trình nghề nghiệp tương lai của mỗi sinh viên.

Cụ thể, UEF có mạng lưới doanh nghiệp đối tác lớn mạnh, xây dựng thành công hệ sinh thái nhà trường - doanh nghiệp - sinh viên. Với mô hình này, ngoài những buổi học trên giảng đường, sinh viên thường xuyên được tạo điều kiện để học hỏi từ doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nhân thành đạt sẽ tham gia giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm để sinh viên được làm giàu kiến thức thực tiễn.

Bên cạnh đó, nhà trường không ngừng kết nối những chuyên gia đầu ngành làm diễn giả, khách mời trong các buổi workshop, talkshow, tọa đàm, hội thảo... Là những “tiền bối” trong nghề, họ sẽ trực tiếp truyền đạt kiến thức, phân tích yêu cầu nhân sự trong lĩnh vực chuyên môn để sinh viên có thêm góc nhìn tiệm cận vấn đề. Từ đó, các bạn sẽ nắm bắt được yêu cầu về tuyển dụng để trang bị kỹ năng, kiến thức phù hợp.

 
Vừa là doanh nhân, vừa đóng vai trò người thầy tại trường, thầy Nguyễn Phúc Khoa hiện dạy tại khoa Tài chính - Thương mại, đồng thời là Phó tổng giám đốc Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH một thành viên SATRA, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN).

Thầy Khoa cho biết: "Khi tham gia giảng dạy, tôi dường như quên mất mình là doanh nhân, vì vẫn phải dành thời gian soạn giáo án, đứng lớp, ra đề, chấm thi… Với tôi, việc được đứng trên bục giảng, truyền tải kiến thức, kinh nghiệm cho các em sinh viên là một điều ý nghĩa. Điều này vừa bồi đắp kiến thức cho lớp trẻ, vừa giúp tôi có thêm kinh nghiệm. Ai cũng phải học tập suốt đời".

Song song, UEF cũng là cầu nối giúp sinh viên “tai nghe mắt thấy” cách các doanh nghiệp vận hành bằng những chuyến tham quan, kiến tập, thực tập trực tiếp tại Lazada, Shopee, Glass Egg Digital Media, Vinacapital, Cát Tiên Sa, Sacombank, AEON Mall... Phương pháp này giúp sinh viên hiện thực hóa các bài giảng, đến gần hơn với thực tế công việc.
 
 
Trương Đình Hưng, cựu sinh viên ngành quản trị khách sạn khóa 2017 của UEF, đang công tác tại nhà hàng The Long Timesquare, chia sẻ: “Điều giúp em hòa nhập tốt với môi trường làm việc là những trải nghiệm mà nhà trường mang lại cho sinh viên. Điều này được thực hiện thông qua các chuyến đi thực tế, tour seminar và pre-internship mà trường đã tổ chức, tạo cho sinh viên cơ hội cọ xát thực tế. Ngoài ra, việc đưa vào chương trình đào tạo kiến thức và kinh nghiệm sâu sát với thực tiễn cũng góp phần giúp chúng em có cái nhìn tổng quát hơn về ngành nghề mà mình đang theo học” .

Không dừng lại ở các hoạt động giáo dục như doanh nhân tham gia giảng dạy, đóng góp vào xây dựng chương trình đào tạo, doanh nghiệp còn chung tay cùng UEF trong các chương trình thiện nguyện vì cộng đồng, văn hóa nghệ thuật... Nhờ đó, sinh viên có cơ hội khám phá bản thân, bồi đắp ý chí và lòng nhân văn.

Có thể nói, sản phẩm cuối cùng của giáo dục là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Việc học tập trong thời đại 4.0 không chỉ đơn thuần là lý thuyết mà cần làm giàu nhiều hơn bằng kỹ năng, ngoại ngữ. Trải nghiệm thực tiễn, rèn luyện bản thân càng sớm, sinh viên sẽ càng nâng cao khả năng cạnh tranh nghề nghiệp. Đó cũng chính là mục tiêu của UEF.