Menu
  
Tin tuyển sinh

“Bí kíp” về Nhà UEF với phương thức xét tuyển học bạ năm 2021

23/02/2021
Xét tuyển học bạ là phương thức nổi bật được các trường đại học áp dụng trong kỳ tuyển sinh năm 2021, trong đó có Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF). Để tăng cơ hội trúng tuyển đại học, các bạn thí sinh hãy tìm hiểu ngay bộ “bí kíp" xét tuyển học bạ vào UEF. 
Những điều kiện xét tuyển học bạ tại UEF
Xét tuyển học bạ là một trong những phương thức tuyển sinh đại học năm 2021 của UEF. Đây là hình thức xét tuyển dựa trên thành tích học tập trong năm lớp 12 cũng như 3 năm phổ thông nhằm giúp thí sinh giảm bớt áp lực thi cử. Những nỗ lực thời phổ thông giúp các bạn có thêm cơ hội trúng tuyển đại học. 
 
Các thí sinh cần hiểu rõ bộ “bí kíp" xét tuyển học bạ vào UEF để nắm bắt cơ hội trúng tuyển đại học năm 2021
Năm 2021, xét tuyển học bạ tại UEF có 2 phương thức: xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn và xét tuyển theo tổng điểm trung bình học bạ THPT 5 học kỳ (không bao gồm học kỳ 2 của lớp 12). 
Điều kiện xét tuyển học bạ 3 môn lớp 12 bao gồm: 
  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
  • Tổng điểm trung bình năm lớp 12 của ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển từ 18.0 điểm trở lên đối với trình độ đại học.
STT Ngành học Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển
1 Quản trị kinh doanh
- Quản trị kinh doanh tổng hợp
- Quản trị doanh nghiệp

- Quản trị Khởi nghiệp
7340101 A00 (Toán, Lý, Hóa)
A01 (Toán, Lý, Anh)
D01 (Toán, Văn, Anh)
C00 (Văn, Sử, Địa)
2 Kinh doanh quốc tế
- Kinh doanh quốc tế
- Ngoại thương
7340120
3 Kinh doanh thương mại
- Kinh doanh thương mại
- Kinh doanh bán lẻ
7340121
4 Marketing
- Quản trị Marketing
- Quản trị thương hiệu
7340115
5 Quảng cáo 7320110
6 Luật kinh tế
- Luật thương mại
- Luật kinh doanh
- Luật tài chính ngân hàng
7380107
7 Luật quốc tế
- Luật kinh doanh quốc tế
- Luật thương mại quốc tế
7380108
8 Luật
- Luật dân sự
- Luật hành chính
- Luật hình sự
7380101
9 Quản trị nhân lực 
- Đào tạo và phát triển
- Tuyển dụng
7340404
10 Quản trị khách sạn 7810201
11 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 7810103
12 Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
- Quản trị nhà hàng - Bar
- Quản trị ẩm thực
7810202
13 Bất động sản  7340116
14 Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 7510605
15 Quan hệ công chúng
- Truyền thông báo chí
Tổ chức sự kiện
7320108
16 Công nghệ truyền thông
- Quản trị sản xuất sản phẩm truyền thông
Kinh doanh sản phẩm truyền thông
7320106
17 Thiết kế đồ họa  7210403 A00 (Toán, Lý, Hóa)
A01 (Toán, Lý, Anh)
D01 (Toán, Văn, Anh)
C01 (Toán, Văn, Lý)
18 Thương mại điện tử
- Kinh doanh trực tuyến
- Marketing trực tuyến
- Giải pháp thương mại điện tử
7340122
19 Tài chính - ngân hàng
- Ngân hàng
- Tài chính doanh nghiệp
7340201
20 Tài chính quốc tế  7340206
21 Kế toán
- Kiểm toán
- Kế toán doanh nghiệp
7340301
22 Công nghệ thông tin
- An toàn thông tin
- Mạng máy tính
- Công nghệ phần mềm
- Hệ thống thông tin
- Trí tuệ nhân tạo
7480201
23 Khoa học dữ liệu
- Phân tích dữ liệu trong kinh tế - kinh doanh
- Phân tích dữ liệu trong tài chính
- Phân tích dữ liệu trong marketing
- Phân tích dữ liệu lớn
7480109
24 Ngôn ngữ Anh
- Ngôn ngữ - văn hóa - biên dịch
- Kinh tế - Quản trị - Thương mại
- Giảng dạy tiếng Anh
7220201 A01 (Toán, Lý, Anh)
D01 (Toán, Văn, Anh)
D14 (Văn, Sử, Anh)
D15 (Văn, Địa, Anh)
25 Quan hệ quốc tế
- Nghiệp vụ ngoại giao
- Nghiệp vụ báo chí quốc tế
7310206
26 Ngôn ngữ Nhật (*)
- Biên phiên dịch tiếng Nhật
- Văn hóa du lịch Nhật Bản
- Kinh tế - Thương mại
- Giảng dạy tiếng Nhật
7220209
27 Ngôn ngữ Hàn Quốc
- Biên phiên dịch tiếng Hàn
- Văn hóa du lịch Hàn Quốc
- Kinh tế - Thương mại
- Giảng dạy tiếng Hàn
7220210
28 Ngôn ngữ Trung Quốc
- Biên phiên dịch Tiếng Trung
- Văn hóa du lịch Trung Quốc
- Kinh tế - Thương mại
7220204
29 Tâm lý học  7310401
D01 (Toán, Văn, Anh)
C00 (Văn, Sử, Địa)
D14 (Văn, Sử, Anh)
D15 (Văn, Địa, Anh)
 
Các tổ hợp môn xét tuyển tương ứng với từng ngành
Khi thí sinh đảm bảo các điều kiện để được xét tuyển thì: Điểm xét tuyển là Tổng điểm trung bình năm lớp 12 các môn trong tổ hợp môn xét tuyển (theo thang điểm 10) và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực. Quá trình xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu.
Ví dụ: Nếu thí sinh xét tuyển học bạ vào đại học ngành Kế toán (7340301) với tổ hợp môn A01 (Toán - Lý - Tiếng Anh), cách tính điểm như sau: (Điểm trung bình môn Toán lớp 12 + Điểm trung bình môn Lý lớp 12 + Điểm trung bình môn Tiếng Anh lớp 12) >= 18.0
Điều kiện xét tuyển theo tổng điểm trung bình học bạ 5 học kỳ: 
  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
  • Tổng điểm trung bình 5 học kỳ (học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 10, học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 30 điểm trở lên.
Hồ sơ xét tuyển học bạ tại UEF
Để đăng ký xét tuyển học bạ vào UEF, các thí sinh cần chuẩn bị hồ sơ như sau: 
  • Đơn xét tuyển đại học chính quy năm 2021 (theo mẫu riêng của trường).
  • Bản sao học bạ THPT (photo công chứng).
  • Bản sao bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (có công chứng).
  • Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
Thí sinh điền thông tin đơn đăng ký xét tuyển học bạ theo mẫu hướng dẫn sau:
Lưu ý: thí sinh có thể xét cùng lúc nhiều ngành. Trường hợp thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển đợt 1, có thể bổ sung chứng nhận tốt nghiệp tạm thời ngay sau khi có kết quả tốt nghiệp.
Sau khi hoàn thành hồ sơ, thí sinh có thể nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện về địa chỉ: Văn phòng Tư vấn tuyển sinh, Trường Đại học Kinh tế - Tài Chính TP.HCM (UEF), 141 – 145, Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. 
Lệ phí tuyển sinh: 30.000 đồng/hồ sơ. Đối với thí sinh chuyển phát nhanh hồ sơ qua bưu điện, các bạn có thể chuyển kèm lệ phí hoặc bổ sung sau khi đến trường.
UEF nhận hồ sơ xét tuyển đợt 1 năm 2021 từ ngày 1/3 đến 31/5. Các đợt nhận hồ sơ tiếp theo:
  • Đợt 2: từ ngày 1/6 đến 30/6
  • Đợt 3: từ ngày 1/7 đến 10/7
  • Đợt 4: từ 11/7 đến 20/7
  • Đợt 5: từ 21/7 đến 31/7
  • Đợt 6: 1/8 đến 10/8
Những ưu điểm khi xét tuyển học bạ vào UEF
Học bạ là cơ sở giúp thí sinh xác định được môn học thế mạnh và ngành học phù hợp với mình. Xét tuyển học bạ là phương thức giúp các bạn gia tăng cơ hội trúng tuyển đại học và giảm bớt áp lực thi cử. Một số trường công bố kết quả sớm giúp thí sinh an tâm hơn và có những lựa chọn hợp lý để con đường vào đại học không bị gián đoạn. 
Tại UEF, sinh viên trúng tuyển bằng phương thức xét học bạ, xét điểm thi tốt nghiệp THPT hay xét kết quả thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM đều được học tập trong môi trường quốc tế với chương trình song ngữ, được thụ hưởng dịch vụ học tập hiện đại, chất lượng. Đặc biệt, sinh viên có cơ hội tham quan học tập thực tế tại doanh nghiệp, xuất ngoại học tập tại nhiều nước trên thế giới, hoặc có thể “du học tại chỗ" với chương trình cử nhân Anh Quốc. 
Bên cạnh đó, khi xét tuyển học bạ vào UEF, thí sinh sẽ có cơ hội nhận được các suất học bổng giá trị không giới hạn số lượng từ 25%, 50%, 100% học phí. Đặc biệt, khi trúng tuyển vào 12 ngành: Công nghệ thông tin, Thương mại điện tử, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc, Công nghệ truyền thông, Quan hệ công chúng, Quan hệ quốc tế, Khoa học dữ liệu, Quảng cáo, Thiết kế đồ họa, Tâm lý học, các bạn sẽ nhận được học bổng doanh nghiệp 30% học phí trong suốt 4 năm (Học bổng này chỉ áp dụng cho tân sinh viên tốt nghiệp THPT năm 2021 và không áp dụng đồng thời với các chính sách học bổng khác). 
 
Thí sinh có cơ hội nhận học bổng giá trị khi xét tuyển học bạ vào UEF
Với bộ “bí kíp" thông tin về xét tuyển học bạ năm 2021 của UEF, hy vọng thí sinh có thể nắm rõ và tận dụng phương thức xét tuyển này. Chúc các bạn có mùa thi thành công và đạt kết quả như ý. 
Mọi thắc mắc, thí sinh vui lòng liên hệ qua các kênh dưới đây để được tư vấn tốt nhất:
Nguyên Lê
TIN LIÊN QUAN