Là một ngành học xu hướng, phù hợp với sự phát triển với thời đại công nghệ, Truyền thông đa phương tiện trở thành đích ngắm của nhiều thí sinh. Bên cạnh sức hút từ tính thời thượng, môi trường năng động, đề cao tính sáng tạo, kỹ thuật, cơ hội nghề nghiệp rộng mở là yếu tố để các bạn trẻ chọn học ngành này.
Vậy, cụ thể cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện như thế nào? Tốt nghiệp ngành này các bạn sẽ làm công việc gì?
Triển vọng nghề nghiệp của ngành Truyền thông đa phương tiện
Là ngành học được ứng dụng rộng rãi trong đời sống cộng đồng cho nên vị trí công việc của nhóm ngành Truyền thông đa phương tiện rất đa dạng với mức lương hấp dẫn. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh, từ năm 2015 – 2025, mỗi năm sẽ cần đến 21.600 người trong nhóm ngành Truyền thông – Quảng cáo.
Ngoài ra, một kết quả khảo sát tình hình việc làm của sinh viên cho thấy: Hơn 91% sinh viên học các ngành liên quan đến Truyền thông đa phương tiện tìm được việc làm phù hợp trong vòng 6 tháng sau tốt nghiệp. Khoảng 61% sinh viên làm việc cho các công ty tư nhân, khoảng 15% sinh viên làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
Có thể thấy, truyền thông đa phương tiện thuộc ngành công nghiệp sáng tạo, mang tính hiện đại, bắt kịp xu thế toàn cầu, do đó công việc không bao giờ khiến bạn cảm thấy nhàm chán. Đây chính là một trong những điều thu hút các bạn trẻ khi đăng ký học ngành này.
Nhiều vị trí việc làm cho sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện
Học ngành Truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau với mức lương hấp dẫn. Cụ thể:
- Biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản
- Biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, xử lý âm thanh hay làm các kỹ xảo điện ảnh tại các công ty truyền hình, hãng sản xuất phim
- Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu tại các công ty quảng cáo, PR
- Thiết kế, giao diện, thiết kế chức năng, xây dựng nội dung website tại các công ty phát triển phần mềm, tạo dựng website
- Chuyên viên truyền thông, quản trị các kênh truyền thông trực tuyến, chuyên viên marketing trực tuyến, chuyên viên đối ngoại và quan hệ công chúng, chuyên viên quản lý mạng xã hội trong bộ phận truyền thông của doanh nghiệp
- Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu.
Theo học ngành Truyền thông đa phương tiện ở trường nào?
Khi đã giải đáp được câu hỏi “học Truyền thông đa phương tiện ra trường dễ kiếm việc làm không?”, tiếp theo các bạn nên lựa chọn cho mình một môi trường học tập thích hợp. Một số trường đại học có chương trình đào tạo uy tín như: Học viện Báo chí và tuyên truyền, Đại học KHXH&NV-HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), UEF,..
Năm nay, UEF tuyển sinh ngành Truyền thông đa phương tiện với 4 phương thức: Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT, Xét tuyển học bạ theo điểm tổ hợp 3 môn năm lớp 12 đạt từ 18.0 trở lên, Xét học bạ tổng điểm trung bình 3 học kỳ (HK1, HK2 lớp 11, HK1 lớp 12) đạt từ 18 điểm trở lên và Xét tuyển theo kết quả Đánh giá năng lực đạt từ 600 điểm trở lên.
Với những thông tin chi tiết trên, tin rằng các bạn đã giải đáp được thắc mắc "Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện". Chúc các bạn sẽ có những sự lựa chọn phù hợp với năng lực bản thân trên bước đường sự nghiệp.
TT.TT-TT