Nắm bắt được vị trí quan trọng của
ngành Công nghệ truyền thông trong thời đại “nở rộ” thông tin và các hoạt động giải trí, các bạn trẻ đã và đang hướng đến chọn lựa ngành học mới mẻ này ngày một nhiều hơn. Tất nhiên bên cạnh những bạn đã am tường thông tin vẫn có những bạn còn tỏ ra băn khoăn “
Có nên học ngành Công nghệ truyền thông? Học ngành Công nghệ truyền thông ra làm gì?”.
Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp khúc mắc và tự tin theo đuổi đam mê.
Có nên học ngành Công nghệ truyền thông?
Hiểu một cách đơn giản ngành Công nghệ truyền thông là ngành học nghiên cứu quá trình ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực về truyền thông. Mục tiêu của ngành là trang bị cho sinh viên khối kiến thức, kỹ năng về công nghệ, kỹ năng về sản xuất, phát triển, quản trị và kinh doanh các sản phẩm truyền thông, xây dựng và lập trình các ứng dụng. Ngoài ra ngành học này còn nghiên cứu về quá trình tổ chức, quản lý công việc trong lĩnh vực sản xuất truyền thông như sản xuất phim điện ảnh, chương trình phát thanh, truyền hình, phim quảng cáo, multimedia và các thể loại sản phẩm truyền thông hiện đại khác, quá trình kinh doanh truyền thông nghe nhìn gồm kinh doanh và marketing phim ảnh, chương trình, bản quyền nội dung nghe nhìn, thời lượng quảng cáo, phát sóng.
Trong thế giới truyền thông hiện đại, khi các hình thức truyền thông ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp hơn, ngành Công nghệ truyền thông được ví như “nhịp cầu” để chuyển tải thông điệp từ các tổ chức, doanh nghiệp,...đến công chúng một cách hiệu quả. Nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này ngày một tăng cao, mở rộng “chân trời” việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Trong thực tế, không phải nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm được đội ngũ nhân sự đào tạo bài bản, chuyên nghiệp để đáp ứng tốt khối lượng công việc chuyên môn của đơn vị mình. Xuất phát từ mong muốn cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) đã tiên phong trong việc đào tạo ngành Công nghệ truyền thông theo mô hình chuẩn quốc tế. Theo học ngành này tại UEF, sinh viên sẽ được lĩnh hội đầy đủ kiến thức nền tảng và chuyên sâu về ngành Công nghệ truyền thông để có thể trở thành một người làm truyền thông nổi trội.
Với chương trình đào tạo song ngữ, sinh viên sẽ sử dụng thuần thục ngoại ngữ, ngoài ra còn sở hữu tốt các kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp như kỹ năng thuyết phục, làm việc nhóm, giao tiếp, xử lý tình huống,... phục vụ cho việc phát huy tối đa đối với ngành nghề mang đầy tính sáng tạo và năng động này.
Học ngành Công nghệ truyền thông ra làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ truyền thông sẽ dễ dàng nắm bắt cơ hội việc làm và gặt hái thành công với các vị trí:
- Chuyên viên nghiên cứu, phát triển các chương trình hoặc ứng dụng truyền thông (chương trình truyền hình, quảng cáo, game, web,..), chuyên viên điều phối sản xuất, quản lý sản xuất, kinh doanh bản quyền chương trình, kinh doanh thời lượng phát sóng,...
- Biên tập viên, phóng viên tại các tòa soạn báo in, báo điện tử; đài phát thanh, đài truyền hình; nhà xuất bản,…
- Chuyên gia marketing, quan hệ khách hàng tại các doanh nghiệp.
- Chuyên gia tổ chức, triển khai các hoạt động truyền thông, quảng cáo, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng.
- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực Ngành Công nghệ truyền thông.
Học ngành Công nghệ truyền thông bằng cách nào?
Từ những thông tin trên, tin rằng các bạn đã có thể xác định được “
Có nên học ngành Công nghệ truyền thông? Học ngành Công nghệ truyền thông ra làm gì?”. Một khi đã định hướng được ngành học theo đuổi, việc quan trọng cuối cùng là lựa chọn cho mình một cở sở uy tín, chất lượng để việc trau dồi kiến thức, kỹ năng. Các bạn thí sinh có thể tham khảo về ngành Công nghệ truyền thông ở các trường như: Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên, Đại học Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF),…
Tại UEF, ngành Công nghệ truyền thông dự kiến được tuyển sinh theo 4 phương thức: Xét tuyển theo kết quả kì thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển theo kết quả Đánh giá năng lực ĐHQG-HCM, xét tuyển học bạ THPT lớp 12 theo các tổ hợp môn, xét tổng điểm trung bình 3 học kỳ THPT. Tham gia xét tuyển vào UEF với cả 4 phương thức trên, thí sinh có cơ hội nhận được nhiều suất
học bổng giá trị.
Tin rằng qua bài viết này, các bạn thí sinh đã nắm sâu hơn về ngành Công nghệ truyền thông. Hiểu rõ mình
có nên học ngành Công nghệ truyền thông hay không? Học ngành Công nghệ truyền thông ra làm gì? . Còn bây giờ, các bạn hãy bắt tay vào việc ôn luyện để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới nhé.
Lê Minh