Menu
  
Tin tuyển sinh

Có nên học ngành Tâm lý học?

26/11/2020
Với đối tượng nghiên cứu chính là hành vi, cảm xúc, nhận thức của con người, Tâm lý học trở nên gần gũi và hầu như chạm tới mọi khía cạnh cuộc sống. Ngành học về tâm lý vì vậy cũng trở nên thú vị và hàm chứa nhiều thử thách. Không chỉ giúp người học có kiến thức tâm lý, hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh, ngành học này còn đem lại cơ hội nghề nghiệp rộng mở và tiềm năng phát triển các kỹ năng cần thiết. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn “có nên học ngành Tâm lý học?” thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
 

Có nên học ngành Tâm lý học?

 
Khi cuộc sống càng phát triển, con người càng dành sự quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, tâm lý của bản thân mình bởi các vấn đề về rối loạn lo âu, trầm cảm liên tục xảy ra với nhiều hệ quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, các ngành nghề như bác sĩ tâm lý, tư vấn tâm lý,… đã và đang chiếm giữ vị trí nhất định và sẽ càng phát triển trong tương lai.
Ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam, do áp lực công việc tăng cao, khiến ngành tư vấn tâm lý trở thành xu hướng chọn nghề thu hút đông đảo các bạn trẻ. Hàng năm, nhu cầu tuyển dụng của ngành này là hơn 1.000 người. Bên cạnh đó, cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực tâm lý cũng rất đa dạng.
Với những kiến thức được đào tạo, bạn sẽ hiểu rõ hơn về chính bạn và người khác; Cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về sức khỏe tâm thần; Phát triển các kỹ năng cốt lõi cho bản thân; Giao tiếp hiệu quả trong nhiều tình huống khác nhau; Suy nghĩ nghiêm túc và sáng tạo. Đặc biệt, các bạn có thể áp dụng hiệu quả các nguyên tắc tâm lý để giải quyết các vấn đề cá nhân, xã hội và nhóm.
 
 Tâm lý học
Khi đã hiểu rõ được “có nên học ngành Tâm lý học?” thì việc chinh phục câu chuyện nghề sẽ dễ dàng hơn
 

Học ngành Tâm lý học ra làm gì? 

 
Các bạn sinh viên ra trường với tấm bằng cử nhân Tâm lý học sẽ có nhiều hơn một vị trí việc làm tiềm năng, bất kể chuyên ngành của bạn là gì. Nhìn chung, một số vị trí công việc các bạn có thể đảm nhiệm như:
 
  • Chuyên viên tâm lý học đường: Làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, hỗ trợ giáo viên, cha mẹ học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
  • Nhà trị liệu tâm lý: Làm việc tại các bệnh viện tâm thần, các trung tâm tư vấn, trị liệu tâm lý
  • Chuyên viên tham vấn: Làm việc tại các trung tâm tư vấn, trực các đường dây nóng, tổ chức phi chính phủ…
  • Nhà tâm lý học: Làm việc ở các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học cao đẳng, các công ty truyền thông…
  • Nhà tư vấn tuyển dụng: Làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, bệnh viện...
 

Theo học ngành Tâm lý học tại UEF bằng cách nào?

 
Khi đã giải đáp được câu hỏi “có nên học ngành Tâm lý học?”, tiếp theo các bạn nên lựa chọn cho mình một môi trường học thích hợp. Một số trường đại học có chương trình đào tạo uy tín như: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - ĐHQG TP. HCM, Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), Đại học Sư phạm TP.HCM,… 
Năm 2021, UEF dự kiến sẽ tuyển sinh ngành Tâm lý học với 4 phương thức: Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT (mức điểm Nhà trường sẽ thông báo căn cứ vào phổ điểm thi), Xét tuyển học bạ theo điểm tổ hợp 3 môn năm lớp 12 đạt từ 18.0 trở lên, Xét học bạ tổng điểm trung bình 5 học kỳ (HK1, HK2 lớp 10, HK1, HK2 lớp 11, HK1 lớp 12) đạt từ 30 điểm trở lên và Xét tuyển theo kết quả Đánh giá năng lực (đạt từ 650 điểm trở lên). 
Với những thông tin chi tiết trên, tin rằng các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi "có nên học ngành Tâm lý học hay không?". Các sĩ tử đang có mong muốn theo học, hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức kỹ năng cơ bản, để có thể theo học và thuận lợi gắn bó với nghề nhé. 
 
AMi
TIN LIÊN QUAN