Điều chỉnh nguyện vọng thí sinh sẽ có thêm một cơ hội lựa chọn phù hợp cho bản thân trong việc chọn ngành, chọn trường mình mong muốn ngay sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT.
Trong số những quyết định đó, việc chọn cho bản thân một ngành học đảm bảo nghề nghiệp cho tương là yếu tố cần cân nhắc kỹ càng.
Điều chỉnh nguyện vọng và những “từ khóa” nên nhớ
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh sẽ có cơ hội điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học một lần trong thời gian từ ngày 9/9 – 18/9. Trong đó, các bạn có 2 cách để thực hiện điều chỉnh: bằng phương thức trực tuyến (19/9 đến 17g00 ngày 25/9), bằng phiếu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển (19/9 đến 17g00 ngày 27/9).
Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 1 lần duy nhất trong thời gian 9/9 - 18/9
Đây là cơ hội duy nhất để thí sinh có thể thay đổi thứ tự các nguyện vọng, đăng ký bổ sung thêm nguyện vọng mới vì thế các bạn cần cân nhắc cẩn thận, thực hiện chính xác theo các bước hướng dẫn.
Đặc biệt, thí sinh chỉ nên thay đổi nếu thấy ngành đăng ký trước đây không “vừa sức” với mức điểm thi THPT của bản thân. Còn trường hợp các bạn đã làm bài thi tốt và “ưng ý” với nguyện vọng đã đăng ký thì nên chốt trường học, ngành học đã chọn.
Với những thí sinh đăng ký nguyện vọng vào những trường đại học có tỉ lệ chọi cao, các bạn cũng không cần qua lo lắng và vội vàng thay đổi nguyện vọng. Bởi tỉ lệ chọi cao càng chứng tỏ đấy là trường đại học uy tín, chất lượng đáng để bạn theo đuổi đến cùng.
Không quên phát huy sức mạnh của xét tuyển học bạ
Trong mùa tuyển sinh 2020 này, cả nước có hơn 100 trường đại học, cao đẳng áp dụng phương thức xét tuyển học bạ. Đây cũng là phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn để tăng thêm cơ hội trúng tuyển vào đại học.
Trước những biến động của dịch bệnh Covid-19, các thí sinh cần nhanh chóng ứng biến với các thay đổi trong quá trình xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2020. Bên cạnh những nguyện vọng theo điểm thi tốt nghiệp THPT, các bạn có thể đăng ký xét tuyển học bạ vào ngành học mình yêu thích.
Chẳng hạn, thí sinh yêu thích ngành Kinh doanh thương mại của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) thì vừa có thể chọn nguyện vọng 1 vào ngành này, vừa có thể xét tuyển học bạ theo tổ hợp 3 môn lớp 12, vừa có thể dùng điểm trung bình 5 học kỳ THPT để xét tuyển. Bởi tại UEF, một thí sinh có thể chọn nhiều phương thức để xét tuyển vào 25 ngành đang đào tạo tại trường. Đây cũng là lợi thế mà nhiều thí sinh đã nắm bắt để vừa trúng tuyển vào ngành học yêu thích vừa có cơ hội nhận được thêm các suất học bổng giá trị.
Thí sinh nắm bắt “cơ hội kép” vào đại học với xét tuyển học bạ
Nhiều thí sinh đạt điều kiện sơ tuyển vào UEF trong các đợt đầu xét tuyển học bạ đều cho biết các bạn chọn cả 2 phương thức là xét tuyển học bạ và xét nguyện vọng theo điểm thi THPT vào trường. Điều này giúp các bạn cảm thấy bớt lo lắng hơn trong kỳ thi vừa rồi và làm bài thi tốt hơn. Hiện tại, các thí sinh này chỉ còn chờ kết quả tốt nghiệp để hoàn tất hồ sơ công nhận trúng tuyển.
Bên cạnh đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, năm 2020 UEF tiếp tục trao tặng các suất học bổng tuyển sinh không giới hạn số lượng cho thí sinh trúng tuyển vào trường ở tất cả các phương thức xét tuyển. Theo đó, thí sinh có cơ hội nhận được học bổng trị giá 25%, 50%, 100% học phí.
Các mức học bổng và điều kiện điểm tương ứng
Đặc biệt đối với các ngành: Công nghệ thông tin, Thương mại điện tử, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc, Công nghệ truyền thông, Quan hệ công chúng, Quan hệ quốc tế, Khoa học dữ liệu, Quảng cáo khi xét tuyển vào trường sinh viên nhận được mức học bổng đặc biệt trị giá 40% học phí toàn khóa học (Áp dụng cho tân sinh viên tốt nghiệp THPT 2020 và không áp dụng đồng thời với các chính sách học bổng khác).
Năm 2020, UEF mở đào tạo các ngành học xu hướng như Quảng cáo, Khoa học dữ liệu, Ngôn ngữ Trung Quốc, Kinh doanh thương mại, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống. Thí sinh tham gia điều chỉnh nguyện vọng có thêm cơ hội lựa chọn ngành học yêu thích tại trường theo chương trình song ngữ hiện đại. Song song đó, trường nhận hồ sơ xét tuyển học bạ đến 31/8/2020. |
Theo Dân Trí