Với sự bùng nổ và tiềm năng nghề nghiệp dễ nhận thấy trong kỷ nguyên số và cách mạng 4.0, nhiều quốc gia xác định Công nghệ thông tin là công cụ thúc đẩy kinh tế phát triển và hội nhập. Chính những kết nối của lĩnh vực công nghệ sẽ kéo gần khoảng cách của xã hội theo hướng ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực đời sống, vì thế không ngoa khi nói hễ học Công nghệ thông tin thì cơ hội việc làm luôn rộng mở!
Ngành học mang tính ứng dụng rộng khắp
Sản phẩm công nghệ thông tin có mặt ở khắp các ngành nghề, lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ ứng dụng của điện thoại, máy tính cá nhân đến phần mềm quản lý của doanh nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hãng hàng không hay toàn bộ hệ thống an ninh quốc phòng,... đều có sự hiện diện của công nghệ thông tin.
Tại Việt Nam, số lượng công ty công nghệ thông tin ngày càng phát triển và mở rộng quy mô.Theo pcmag.com – trang Tạp chí kỹ thuật của Mỹ, cách đây 15 năm khó có thể tìm được một công ty công nghệ thông tin tại nước ta, nhưng hiện nay đã có gần 14.000 doanh nghiệp công nghệ thông tin sản xuất, phát triển phần cứng, phần mềm và kỹ thuật số.
Đến 2020, Việt Nam cần đến 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Đây là lĩnh vực nghề nghiệp luôn sản sinh ra nhiều công việc mới. Nghề lập trình viên, thiết kế website, chuyên viên phát triển phần mềm,…là một số những công việc chỉ có thể tồn tại nhờ sự có mặt của công nghệ thông tin.
Ngoài ra, công nghệ thông tin còn trợ giúp rất nhiều trong lĩnh vực y tế sức khỏe, nông nghiệp, giáo dục,…Những bạn trẻ định hướng chọn ngành học này để theo đuổi thì hãy yên tâm đây là một lĩnh vực lúc nào cũng cần thiết và có nhiều ý nghĩa đối với cuộc sống loài người.
“Cơn sốt nhân lực” vẫn chưa giảm nhiệt
Trái hẳn với lo lắng của nhiều bạn trẻ về tình trạng bão hòa việc làm, những số liệu gần đây cho thấy ngành Công nghệ thông tin đang tăng trưởng khá tốt và cần số lượng lớn nhân lực có trình độ, kỹ năng.
Theo hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020 do Bộ Thông tin - Truyền thông thống kê, Việt Nam cần đến 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tín hiệu lạc quan này chính là động lực để các bạn trẻ theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin tự tin hơn khi chọn học cũng như tìm kiếm cho mình cơ hội đột phá trong lĩnh vực công nghệ.
Tại UEF, chương trình đào tạo luôn chú trọng gắn kết thực tiễn
Bên cạnh thuật ngữ công nghệ phần mềm, phần cứng hay mạng máy tính quen thuộc lâu nay, thị trường ngành này ngày càng mở rộng với sự ra đời và phát triển của các lĩnh vực như: công nghệ di động,điện toán đám mây, thương mại điện tử, game, mạng xã hội.. sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, với cơ hội việc làm đa dạng và phong phú như:Lập trình viên phần mềm, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, kỹ thuật phần cứng máy tính, chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin tại các tập đoàn, doanh nghiệp,…
Cơ hội nhận học bổng 50% khi học ngành “hot”
Nắm bắt xu hướng phát triển và nhu cầu nhân lực thực tế từ các doanh nghiệp, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) xác định đào tạo ngành Công nghệ thông tin theo mô hình gắn thực tiễn cùng chương trình đào tạo song ngữ với 50% thời lượng học tập là các môn học bằng tiếng Anh.
Đáng chú ý, năm nay, sinh viên trúng tuyển ngành Công nghệ thông tin sẽ được doanh nghiệp tài trợ học bổng 50% học phí trong toàn khóa học, mang đến cơ hội học tập trong môi trường quốc tế hiện đại, năng động.
Vốn tiếng Anh vững chắc giúp sinh viên tiếp cận nền công nghệ toàn cầu
Ngoài các kiến thức chuyên môn liên quan đến lập trình, bảo mật thông tin, xây dựng và thiết kế phần mềm, thực hiện quản lý công nghệ, sinh viên UEF còn được chú trọng phát triển kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng nghiên cứu, trình bày ý tưởng, kỹ năng giao tiếp. Đặc biệt, chương trình tiếng Anh được xây dựng chuẩn mực và linh động sẽ tạo nên cầu nối hữu hiệu, giúp sinh viên tiếp cận kiến thức chuyên ngành tiên tiến trên thế giới, nhanh chóng thích ứng với sự biến chuyển không ngừng của dòng chảy công nghệ.
Năm 2018, UEF tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin theo 2 phương thức:Xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia: Theo quy định của Bộ GD-ĐT và Xét tuyển học bạ THPT (lớp 12) theođiểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.
Đặc biệt, bên cạnh học bổng do doanh nghiệp tài trợ, thí sinh tham gia xét tuyển vào UEF với cả hai phương thức đều có cơ hội nhận được các suất học bổng hấp dẫn tương ứng 100%, 50% và 25% giá trị học phí.
Theo: giaoduc.edu.vn