Menu
  
Tin tuyển sinh

Học ngành Kế toán gồm những chuyên ngành nào?

14/10/2018
Kế toán là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế từ phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc gia. Đây là lý do ngành Kế toán được nhiều trường chú trọng đào tạo. Vậy đâu là những lĩnh vực chuyên sâu của ngành Kế toán? Ngành Kế toán hiện nay có bao nhiêu chuyên ngành đào tạo? Các bạn sẽ tìm được đáp án thông qua bài viết Học ngành Kế toán gồm những chuyên ngành nào? sau đây.

Ngành Kế toán gồm những chuyên ngành nào?

Kế toán được biết đến là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân,... Hiện nay, đối với ngành Kế toán, các trường Đại học đào tạo với các chuyên ngành như: Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp, Chuyên ngành Kế toán công.
 
Học ngành Kế toán gồm những chuyên ngành nào? là quan tâm chung của các thí sinh hiện nay
 
Tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), trường đào tạo ngành Kế toán với 2 chuyên ngành là Kế toán tài chính  và Kế toán quản trị. Mỗi chuyên ngành đào tạo chuyên sâu những kỹ năng và trình độ chuyên môn để có thể đáp ứng yêu cầu của công việc trong mỗi lĩnh vực.
Chuyên ngành Kế toán tài chính: Người học sẽ được đào tạo để nắm chắc quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, quy trình tổ chức công tác kế toán; nắm được các kiến thức cơ bản về thuế, tài chính doanh nghiệp; am hiểu chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Có thể thấy ngành học này liên quan mật thiết đến công việc kế toán nội bộ của công ty. 
Các môn học đặc trưng của chuyên ngành Kế toán tài chính: Kế toán ngân hàng thương mại, Phần mềm kế toán doanh nghiệp, Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, Kế toán công, Lập báo cáo tài chính. 
Chuyên ngành Kế toán quản trị: Đây 
là lĩnh vực chuyên môn của kế toán nhằm nắm bắt các vấn đề thực trạng, đặc biệt là thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Qua đó giúp nhà quản lý doanh nghiệp ra quyết định điều hành một cách tối ưu nhất.
Các môn học đặc trưng của chuyên ngành Kế toán quản trị: Kiểm soát nội bộ, Phân tích dữ liệu và ra quyết định, Lập báo cáo kế toán quản trị, Quản trị rủi ro, Quản trị hiệ quả hoạt động. 
Ngoài ra, các bạn sẽ thực hành trên các phần mềm kế toán dựa trên các tài liệu thực, bằng cách vận dụng các nghiệp vụ kế toán để thực hiện các bài thực hành đó. Những hoạt động, chương trình ngoại khóa liên quan đến ngành kế toán giúp sinh viên trau dồi, nâng cao nghiệp vụ đồng thời cũng tạo cho các bạn thói quen tốt để hỗ trợ cho công việc theo này và theo kịp được xu thế hiện đại.

Chương trình đào tạo ngành Kế toán tại UEF

Cả 2 chuyên ngành đều yêu cầu về nền tảng kiến thức chuyên môn của học viên phải thật vững chắc và không thể thiếu những kỹ năng thiết yếu theo yêu cầu của công việc. 
 
 
Ngành Kế toán của UEF nổi bật với chương trình đào tạo song ngữ

 
Với môi trường học tập quốc tế, giáo trình đào tạo ngành Kế toán tại UEF được xây dựng và cập nhật theo chuẩn các trường đại học lớn trên thế giới, đặc biệt là theo tiêu chuẩn của Hội kế toán công chứng Anh (ACCA) và các tổ chức nghề nghiệp. Chương trình đào tạo còn kế thừa các phương thức đào tạo tiên tiến của Anh – Mỹ phù hợp với nhu cầu nhân lực chung của thị trường trong nước và thế giới. 
UEF đào tạo chương trình song ngữ với hơn 50% thời lượng học tập bằng tiếng Anh. Sinh viên UEF được tập trung đào tạo và rèn luyện những kỹ năng thiết yếu như: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện công việc,... Đặc biệt tại UEF, với phương châm “đào tạo gắn với thực tiễn”, Nhà trường liên tục tổ chức những hoạt động học tập thực tế tại doanh nghiệp. Qua đó, sinh viên có cơ hội giao lưu, học hỏi những kiến thức thực tế tại doanh nghiệp và dần làm quen với môi trường làm việc sau này nâng cao khả năng cạnh tranh.
Với những thông tin từ Học ngành Kế toán gồm những chuyên ngành nào? hi vọng có thể mang đến cho các bạn góc nhìn rộng hơn về ngành học. Từ đó, các bạn có thể lựa chọn chuyên ngành học phù hợp với sở thích, khả năng và nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân mình nhất.
 
TT.TT-TT
TIN LIÊN QUAN