Trước sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập, ngành kinh tế đối ngoại hiện đang thu hút các bạn sinh viên yêu thích kinh doanh, năng động và có khả năng hội nhập tốt. Hiện ngành này đang chiếm tỉ trọng cao trong nhu cầu về nhân lực. Vậy học ngành Kinh tế đối ngoại có dễ xin việc không? ra trường làm những công việc gì?.
Học ngành kinh tế đối ngoại có dễ xin việc không?
Kinh tế đối ngoại là ngành đòi hỏi vốn kiến thức về kinh tế - xã hội của Việt Nam và các nước trên thế giới, cộng với vốn ngoại ngữ vững vàng. Cạnh đó, các bạn còn có khả năng đàm phán để đưa ra những quyết định. Vì vậy nhân lực của ngành này luôn luôn được “săn đón”.
Hơn nữa đây là ngành có nhiều lựa chọn công việc tại các công ty lớn của Việt Nam và nước ngoài, có cơ hội hoàn thiện và phát triển trình độ ngoại ngữ và những đãi ngộ hấp dẫn. Để nắm bắt các cơ hội này thí sinh nên nỗ lực từ khi bắt đầu lựa chọn ngành kinh tế đối ngoại bởi tính cạnh tranh cao.
Học ngành kinh tế đối ngoại có dễ xin việc không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của các thí sinh
Nhu cầu nhân lực nhóm ngành kinh tế chưa bao giờ “hạ nhiệt”. Theo ông Trần Anh Tuấn - Nguyên Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM: “Đây là nhóm ngành được nhiều học sinh yêu thích. Hơn nữa, nhóm ngành kinh tế vẫn đang chiếm một tỷ trọng cao trong nhu cầu nhân lực của thành phố (chiếm 33% tổng nhu cầu). Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập thì nhóm ngành này sẽ chiếm ưu thế”. Do vậy, sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại sẽ mạnh dạn đảm nhận nhiều vị trí quan trọng nếu sở hữu chuyên môn sâu, tự tin giao tiếp, năng động và nhạy bén trước những thay đổi của môi trường kinh doanh toàn cầu.
Học ngành Kinh tế đối ngoại tốt nghiệp ra trường làm gì? Ở đâu?
Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành Kinh tế đối ngoại như: Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM (UEF), Đại học Kinh tế - Luật,...
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại có kiến thức chuyên sâu về nền Kinh tế Việt Nam về các nước, có khả năng giao tiếp ngoại ngữ một cách lưu loát, thích môi trường cạnh tranh. Các bạn có thể làm việc ở các công ty lớn tại Việt Nam, cơ quan hải quan, các công ty trong và ngoài nước làm việc liên quan đến xuất nhập khẩu, vận tải.
Tùy theo quy mô và tính chất của từng doanh nghiệp, dưới đây là những công việc mà cử nhân ngành Kinh tế đối ngoại có thể đảm nhiệm:
- Chuyên viên xây dựng và phát triển mối quan hệ với đối tác, khách hàng.
- Chuyên viên phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu xử lý quá trình thanh toán, vận chuyển, kho bãi, bảo hiểm,... đảm bảo hợp đồng được diễn ra theo đúng tiến độ.
- Chuyên viên phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm, thương lượng và đàm phán để ký kết hợp đồng mua bán quốc tế với các đối tác nước ngoài.
- Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy các các lĩnh vực liên quan đến kinh tế đối ngoại
- Chuyên viên hoạch định chính sách làm việc tại bộ phận Kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế của các đơn vị liên quan đến kinh doanh quốc tế.
Với những thông tin đã cung cấp, hy vọng các bạn đã phần nào trả lời cho câu hỏi học ngành Kinh tế đối ngoại có dễ xin việc không? Chúc các bạn hình dung được nghề nghiệp tương lai của mình để có mục tiêu phấn đấu học tập thật tốt.
Khánh Vy