Quan hệ quốc tế được hiểu là ngành học nghiên cứu về ngoại giao và các vấn đề toàn cầu giữa các nước thông qua những hệ thống quốc tế. Theo học ngành Quan hệ quốc tế tại UEF, sinh viên có các hướng lựa chọn chuyên ngành là Nghiệp vụ đối ngoại, Phát triển bền vững, Chính trị quốc tế, Nghiệp vụ báo chí quốc tế. Vậy trước khi lựa chọn một trong hai hướng đi này, các bạn cần tìm hiểu chi tiết học ngành Quan hệ quốc tế gồm những chuyên ngành nào?.
Ngành Quan hệ quốc tế gồm những chuyên ngành nào?
Với xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, Quan hệ quốc tế là ngành được nhiều bạn trẻ năng động và giỏi ngoại ngữ lựa chọn. Sinh viên theo học ngành Quan hệ quốc tế được trang bị những kiến thức cơ bản về lịch sử - chính trị thế giới hiện đại; kiến thức về khoa học chính trị; những lý thuyết, trường phái cơ bản trong quan hệ quốc tế; kiến thức cơ bản về luật quốc tế. Cạnh đó các bạn cần nắm vững chính sách đối ngoại của Việt Nam; hiểu biết về chính sách đối ngoại các nước lớn trên thế giới; kiến thức nền tảng về văn hóa-tôn giáo thế giới; kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của các tổ chức quốc tế.
Học ngành Quan hệ quốc tế tại UEF, các bạn sinh viên có thể lựa chọn theo đuổi chuyên ngành Nghiệp vụ đối ngoại, Phát triển bền vững, Chính trị quốc tế, Nghiệp vụ báo chí quốc tế.
Sinh viên nên nắm rõ thông tin học ngành Quan hệ quốc tế gồm những chuyên ngành nào?
Chương trình đào tạo ngành Quan hệ quốc tế tại UEF
Tại trường Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) những chuyên ngành của ngành Quan hệ quốc tế được đào tạo như sau:
Khu vực Ấn Độ dương - Thái Bình dương
Với chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học các môn liên quan: Nhập môn Khu vực học, Chính sách đối ngoại các nước lớn đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Phân tích chính sách đối ngoại, Chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ASEAN trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Phát triển bền vững
Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ trang bị những kiến thức về phân loại khái niệm chính trị môi trường toàn cầu và bối cảnh lịch sử của nó, kiểm tra các cách tiếp cận chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa trong bối cảnh quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Đi sâu hơn, sinh viên được cung cấp kiến thức về quá trình hoạch định chính sách, khám phá tính bền vững của doanh nghiệp từ quan điểm của các tập đoàn lớn, đa quốc gia, cách ưu tiên các hành động khác nhau thông qua sự tham gia của các bên liên quan, cách phân tích và chuẩn bị báo cáo bền vững. Đồng thời xem xét quan điểm của cộng đồng đầu tư và các vấn đề quản trị quan trọng.
Các môn học gắn với chuyên ngành phát triển bền vững có thể kể đến: Nhập môn phát triển bền vững, các vấn đề môi trường trong quan hệ quốc tế, hoạch định chính sách, chiến lược hợp tác bền vững,…
Truyền thông quốc tế
Với định hướng chuyên ngành Truyền thông quốc tế, sinh viên sẽ được rèn luyện những kiến thức về kỹ năng truyền thông, biên tập, viết lách, phân biệt thông tin,… Các bạn còn được học tập những kỹ năng cần thiết để thực kiện những kế hoạch truyền thông đối ngoại như tổ chức sự kiện, phát ngôn, tư vấn trong đối ngoại, thuyết trình, dịch thuật.
Chuyên ngành Truyền thông quốc tế gồm một số môn học nổi bật như: Mạng xã hội và truyền thông tương tác, Ngoại giao số, Ngoại giao công chúng,...
Hiện nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 180 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc; có quan hệ thương mại với gần 230 quốc gia và vùng lãnh thổ đồng thời là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và thế giới. Đây hứa hẹn sẽ là một tương lai nghề nghiệp rộng mở cho những sinh viên đang và sẽ theo học ngành Quan hệ quốc tế. Vì thế trước khi lựa chọn chuyên ngành, các bạn nên tìm hiểu rõ học ngành Quan hệ quốc tế gồm những chuyên ngành nào để có đích đến theo đuổi phù hợp nhất.
TT.TT-TT