Tâm lý học là một ngành học khá đặc thù, nghiên cứu thế giới ẩn sâu, phức tạp trong tâm trí con người. Vì thế, các nhà tâm lý học phải sử dụng phương pháp khoa học để thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu một cách khách quan và chính xác. Đây là một quá trình khó, các bước xử lý sai có thể sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, do đó người theo ngành cần có các tố chất phù hợp. Vậy, học ngành Tâm lý học cần những tố chất nào?, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Khéo léo, biết lắng nghe và chia sẻ
Đây được xem là nhóm kỹ năng quan trọng mà một nhà tâm lý phải có. Vì đặc thù ngành nghề này đòi hỏi phải có sự tương tác nhiều giữa người với người, nói chính xác hơn, phải lắng nghe, hiểu được cảm xúc và suy nghĩ của đối phương để từ đó tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề của họ. Trong quá trình tư vấn, không nên khai thác mọi chi tiết về cuộc sống của khách hàng. Sự tò mò quá mức có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái và đánh mất sự tin tưởng. Tự bản thân bạn phải biết đâu là điểm dừng và đừng để bị cuốn quá nhiều theo câu chuyện của đối phương mà quên đi trọng tâm của vấn đề.
Để có thể thành công trong nghề, việc xác định “Học ngành Tâm lý học cần những tố chất nào?” là rất quan trọng
Linh động, biến hóa trong mọi tình huống
Cũng như mọi ngành khác, mọi thứ trong tâm lý học không phải luôn luôn diễn ra như kế hoạch. Có nhiều vấn đề phát sinh buộc nhà tâm lý học phải giải quyết. Nhà tâm lý giỏi cần phải biết linh động, biến hóa trong mọi tình huống. Kỹ năng này bạn có thể rèn luyện thông qua việc xác định vấn đề, đặt giả thuyết, lên kế hoạch thu thập và phân tích dữ liệu,...
Thích khám phá, nghiên cứu thế giới nội tâm
Khi đối diện với vấn đề tâm lý, bạn sẽ phải xem xét tài liệu về các chủ đề khác nhau hoặc thu thập dữ liệu để tiến hành thử nghiệm riêng của mình. Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng bao giờ cũng tìm kiếm một nhân viên có khả năng tự trau dồi kiến thức chuyên môn. Kỹ năng học ở đây không hẳn chỉ từ sách vở mà còn từ các trải nghiệm trong cuộc sống. Với việc không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước sẽ giúp bạn nâng cao trình độ và tay nghề nhằm mục đích đáp ứng đúng yêu cầu nghề nghiệp cũng như kì vọng của tổ chức, doanh nghiệp.
Bên cạnh các yếu tố kể trên, một nhà Tâm lý học còn phải có tính cởi mở, kiên nhẫn và chịu được áp lực cao trong công việc, có khả năng nhìn nhận và phát hiện vấn đề,...
Cùng với xu hướng phát triển không ngừng của ngành Tâm lý học trong thời kì hội nhập hiện nay, chương trình đào tạo ngành Tâm lý học tại UEF bên cạnh kiến thức nền tảng còn chú trọng phát triển các kĩ năng chuyên môn, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ. Chính vì lẽ đó, sinh viên tốt nghiệp đều tạo được ấn tượng tốt đẹp trong mắt các nhà tuyển dụng.
Trên đây là những tố chất quan trọng của một chuyên gia tâm lý tương lai. Mong rằng bài viết “Học ngành Tâm lý học cần những tố chất nào?” đã phần nào giúp các bạn định vị được bản thân và đưa ra lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
A Mi