Menu
  
Tin tuyển sinh

​Kiểm toán là gì? học những gì?

03/01/2022
Được xem như hoạt động để bảo vệ giá trị của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm phát hiện những sai sót trong hoạt kinh doanh, tư vấn, định hướng cho lãnh đạo công ty, tổ chức trong việc kiểm soát rủi ro, Kiểm toán trở thành một bộ phận không thể thiếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ những năm trở lại đây, vai trò của công việc này mới bắt đầu được nhìn nhận đúng đắn và nhiều bạn trẻ cũng đã bắt đầu tìm hiểu về ngành học này. Hiểu được cặn kẽ Kiểm toán là gì? học những gì? các bạn sẽ có sự chuẩn bị phù hợp để tiếp thu kiến thức và hoạch định con đường phát triển phù hợp cho bản thân. 

 

Kiểm toán là gì? 

 

Trước khi đi sâu vào những khía cạnh khác liên quan về công việc, thí sinh cần hiểu rõ bản chất của ngành kiểm toán. Hiểu một cách đơn giản, Kiểm toán là một quá trình đi sau kế toán, xác thực tính đúng đắn của những báo cáo tài chính mà kế toán cung cấp và đánh giá thực trạng hoạt động của doanh nghiệp và các tổ chức. Phương pháp kiểm toán sử dụng để xác minh số liệu là sử dụng sự logic, đối chiếu, quan sát và điều ra, kiểm kê… để từ đó phát hiện sai sót và đưa ra giải pháp kịp thời. Thông qua đó, người làm kiểm toán có thể cung cấp những thông tin về tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức.
 
xu thế hội nhập kế toán kiểm toán
Kiểm toán là gì? học những gì? là điều các thí sinh cần tìm hiểu để có sự trang bị phù hợp
 
 
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, người ta có thể chia kiểm toán thành nhiều loại hình khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ.
+ Kiểm toán nhà nước: là hệ thống bộ máy chuyên môn của nhà nước thực hiện các chức năng xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp số liệu kế toán các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế nhà nước, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do nhà nước cấp.
+ Kiểm toán độc lập: là các công ty chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn. Để trở thành một kiểm toán viên độc lập đòi hỏi kiểm toán viên phải có các yêu cầu nhất định. Về mặt chuyên môn, kiểm toán viên phải có chứng chỉ kiểm toán viên (CPA), phải đăng ký hành nghề tại Bộ tài chính, không có tiền án, tiền sự và đảm bảo được tính độc lập.
+ Kiểm toán nội bộ: là bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán trong đơn vị, phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ đơn vị. Vai trò của kiểm toán viên nội là giám sát việc thực hiện các hoạt động trong đơn vị nhằm phát hiện các sai sót, gian lận; giúp tư vấn cho các nhà quản lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả các hoạt động.

 

Ngành Kiểm toán học những gì? 

 

- Kiến thức về Kiểm toán: Kiểm toán viên độc lập cần có kiến thức sâu về các chuẩn mực kiểm toán. Điển hình là Chuẩn mực báo cáo Tài chính quốc tế (IFRS) và các quy định pháp lý liên quan đến kiểm toán. Sinh viên phải hiểu, nắm bắt rõ ràng về quy trình kiểm toán, quy trình làm việc và các công cụ hỗ trợ.
- Khả năng phân tích và đánh giá: Khả năng phân tích tài chính, xem xét dữ liệu - chứng từ… Từ đó, sinh viên có thể xác định tính minh bạch, phù hợp của thông tin tài chính, có khả năng hiểu & đánh giá các quy trình kiểm soát nội bộ. Đồng thời, sinh viên Kiểm toán cần có khả năng nhìn nhận và đánh giá các rủi ro liên quan đến tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty.
- Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và trình bày vấn đề: Với công việc Kiểm toán viên, bạn sẽ phải làm việc với nhiều bên liên quan: nhân viên của công ty khách hàng (bộ phận kế toán...); các thành viên khác trong nhóm. Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn thu thập được chứng từ, những dữ liệu quan trọng. Trong khi đó, kỹ năng làm việc nhóm bổ trợ rất nhiều trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán.
- Kỹ năng quản lý dự án: Kiểm toán viên sẽ được đảm nhiệm nhiều dự án đồng thời. Do đó, khả năng sắp xếp thứ tự các công việc ưu tiên là tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá khung năng lực của Kiểm toán viên.
- Đạo đức và sự cẩn trọng: Đạo đức biểu hiện ở sự tuân thủ các nguyên tắc nghề nghiệp nhằm đảm bảo tính khách quan và độc lập trong quá trình kiểm toán. Quá trình thu thập giấy tờ, chứng từ được diễn ra chính xác, thận trọng sẽ giúp kiểm toán viên có thể đánh giá, kết luận về kiểm toán chính xác.
- Kỹ năng về công nghệ thông tin: Kỹ năng ứng dụng thành thạo các công cụ như MS excel, MS Word, MS Powerpoint, Advanced tools,… giúp đảm bảo về chất lượng công việc đầu ra cho công việc của kiểm toán.
- Các môn học chuyên ngành tiêu biểu: Kế toán tài chính, Phân tích báo cáo tài chính, Lập báo cáo tài chính quốc tế theo IFRS, Kiểm soát nội bộ, Kiểm toán báo cáo tài chính, Mô phỏng kiểm toán báo cáo tài chính, Kế toán quản trị, Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp,… Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia những lớp ngoại khóa nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho sinh viên như: Tiếng Anh chuyên ngành, các khóa học về chứng chỉ nghề nghiệp ACCA, CMA,…
 

Tại UEF, sinh viên kiểm toán được đảm bảo trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho công việc
 
 
Trước đây, kiểm toán thường được đưa vào chương trình đào tạo chung của kế toán. Hiện nay, với tầm quan trọng của công việc này trong doanh nghiệp, nhiều trường đại học đã xây dựng chương trình đào tạo độc lập và chuyên sâu cho riêng kiểm toán, có thể kể đến như Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF). Tại đây, với môi trường năng động, sáng tạo sinh viên sẽ được thỏa sức phát triển và khai phá năng lực của bản thân. 
Ngoài ra, UEF được biết đến là trường đào tạo song ngữ theo đuổi mục tiêu quốc tế hóa. Người học sẽ được tiếp cận tiếng Anh ngay từ năm đầu tiên giúp cải thiện và phát huy khả năng sử dụng ngoại ngữ. Đây là nền tảng đầu tiên và cần thiết để Gen Z bước vào môi trường hội nhập toàn cầu. Đồng thời, hệ thống câu lạc bộ, đội - nhóm đa dạng với nhiều hoạt động thiết thực được tổ chức thường xuyên, sinh viên không chỉ được học tập kiến thức chuyên môn mà còn trau dồi thêm nhiều kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc sau này như: giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy phản biện, khả năng sáng tạo, quản lý đội - nhóm, xây dựng kế hoạch, sắp xếp thời gian,...
Cùng với đó, hệ sinh thái Nhà trường - doanh nghiệp - sinh viên giúp người học tại UEF tiếp cận cùng các doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực thông qua các buổi workshop, talkshow, hội thảo, tọa đàm, các chương trình học tập, tham quan thực tế doanh nghiệp,... Từ đó, các bạn sẽ có góc nhìn thực tế về lĩnh vực mình đang theo đuổi, trang bị, bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng còn thiếu. 
Với những thông tin vừa được cung cấp trong bài viết trên đây, những bạn trẻ có mong muốn theo đuổi kiểm toán đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi Kiểm toán là gì? học những gì? Dựa vào đó, mỗi bạn sẽ có sự trang bị phù hợp về kiến thức, rèn luyện thêm những kỹ năng để đáp ứng đòi hỏi của ngành nghề trong bối cảnh xã hội có nhiều đổi mới. 
 
Quy Nguyễn 
TIN LIÊN QUAN