Menu
  
Tin tuyển sinh

Ngành Kinh tế quốc tế gồm những chuyên ngành nào?

04/10/2024
Trong bối cảnh hội nhập, Kinh tế quốc tế là một trong những ngành học đón đầu xu hướng. Đây là ngành học nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia, bao gồm các hoạt động giao dịch, mua bán của các quốc gia hay các tổ chức kinh tế của nước này với nước khác. Khi theo đuổi ngành Kinh tế quốc tế, sinh viên cần tìm hiểu ngành Kinh tế quốc tế gồm những chuyên ngành nào? để có lựa chọn phù hợp với bản thân. 
Ngành Kinh tế quốc tế gồm những chuyên ngành nào?
Sinh viên theo học ngành Kinh tế quốc tế sẽ được đào tạo kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại hiện nay liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, tranh chấp trong thương mại quốc tế, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam,… Sinh viên học ngành này tại UEF có thể lựa chọn các chuyên ngành: Đầu tư toàn cầu, Phát triển và Hội nhập
 

Sinh viên tìm hiểu chuyên ngành của ngành Kinh tế quốc tế trước khi lựa chọn học tập 
 
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế tại UEF
Ngành Kinh tế quốc tế tại UEF được đào tạo với hai chuyên ngành là Đầu tư toàn cầu, Phát triển và Hội nhập cụ thể như sau: 
Đầu tư toàn cầu 
Với chuyên ngành này, trong năm nhất, năm hai, chương trình đào tạo tập trung vào nhóm kiến thức tổng quan về kinh tế quốc tế như nghiệp vụ ngoại thương, kinh doanh trong môi trường toàn cầu, quản trị chiến lược toàn cầu,... Bước sâu vào chuyên ngành, sinh viên sẽ được tiếp cận với nhóm kiến thức chuyên môn cụ thể hơn về các hoạt động đầu tư quốc tế. Bên cạnh đó, sinh viên được rèn luyện và phát triển các kỹ năng như phân tích tài chính, quản lý danh mục đầu tư, đánh giá rủi ro,…
Các môn học tiêu biểu của chuyên ngành Đầu tư toàn cầu mà sinh viên được học gồm: Thị trường tài chính, Đầu tư quốc tế, Tài chính số, Quản trị rủi ro tài chính, Quản trị danh mục đầu tư
Phát triển và Hội nhập 
Ở chuyên ngành Phát triển và Hội nhập, sinh viên sẽ được học tập và tích lũy các kiến thức chuyên môn, đi kèm với đó là kỹ năng bổ trợ cho chuyên ngành. Các bạn sẽ học được khả năng nghiên cứu và phân tích, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề kinh tế thuộc các lĩnh vực chuyên sâu về kinh tế quốc tế. Vận dụng lý thuyết đã học để nắm bắt được vai trò và tác động của các yếu tố vĩ mô kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa. 
Các môn học tiêu biểu của chuyên ngành Phát triển và Hội nhập gồm: Công dân số, Các định chế kinh tế quốc tế, Quản trị đa văn hóa, Kinh tế phát triển, Chuyển giao công nghệ và thương mại hóa
Tại UEF, sinh viên theo học ngành Kinh tế quốc tế sẽ được đào tạo theo mô hình chất lượng cao, học tập trong môi trường chuẩn quốc tế với hơn 50% môn học được giảng dạy bằng tiếng Anh. Cạnh đó, Nhà trường không ngừng tạo cơ hội cho sinh viên trau dồi, rèn luyện thêm nhiều kỹ năng thiết yếu thông qua những chương trình học tập thực tế tại doanh nghiệp. Những hoạt động sinh viên đa dạng, các cuộc thi học thuật,… tại UEF còn giúp sinh viên phát huy tối đa khả năng sáng tạo và tìm năng của bản thân.
Khi tìm hiểu ngành Kinh tế quốc tế gồm những chuyên ngành nào, sinh viên có thể xác định mức độ phù hợp về kiến thức, kỹ năng với năng lực của bản thân. Đây là cơ sở giúp các bạn định hướng và tìm kiếm công việc trong tương lai. 
 
TT.TT-TT
TIN LIÊN QUAN