Xét tuyển học bạ là một trong ba phương thức tuyển sinh được trường Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) áp dụng trong năm 2019. Để xét tuyển đạt kết quả tốt, thí sinh cần nắm rõ những lưu ý khi xét tuyển học bạ tại UEF dưới đây:
Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển học bạ tại UEF
Điều đầu tiên, thí sinh cần nắm chắc thời gian nhận hồ sơ tại trường để dễ dàng chuẩn bị và nộp đúng thời hạn. Tại UEF, năm 2019, trường nhận hồ sơ xét tuyển đợt 1 đến ngày 30/6. Căn cứ vào thực tế tuyển sinh, Nhà trường sẽ thông báo các đợt nhận hồ sơ tiếp theo.
Xét tuyển học bạ là hình thức được nhiều thí sinh lựa chọn xét tuyển vào đại học hiện nay
Một điểm đáng lưu ý ở các kỳ tuyển sinh vừa qua là mức điểm trúng tuyển vào các đợt sau luôn cao hơn đợt 1. Điển hình trong năm 2018, có ngành thậm chí tăng đến 7 điểm. Trường hợp đợt 1 đã tuyển đủ chỉ tiêu, trường cũng sẽ không nhận hồ sơ ở các đợt còn lại như dự kiến. Vì thế, thí sinh quan tâm đến phương thức xét tuyển học bạ tại trường nên cân nhắc nộp hồ sơ ở đợt đầu để giảm độ "cạnh tranh", tăng cơ hội trúng tuyển.
Cách thức tính điểm xét tuyển học bạ vào UEF
Với phương thức này, UEF sẽ dựa vào điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn của thí sinh để xét tuyển.
Ví dụ: Thí sinh xét tuyển học bạ vào ngành Quản trị kinh doanh với tổ hợp môn A00 (Toán, Lý, Hóa), cách tính điểm sẽ như sau:
Điểm xét tuyển = (TB lớp 12 môn Toán + TB lớp 12 môn Lý + TB lớp 12 môn Hóa) >= 18.
Khi thí sinh đảm bảo các điều kiện để được xét tuyển thì: Điểm xét tuyển là Tổng điểm trung bình năm lớp 12 các môn trong tổ hợp môn xét tuyển (theo thang điểm 10) và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực. Quá trình xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu.
Lưu ý, các ngành học tại UEF xét tuyển với 4 tổ hợp môn tương ứng, do đó thí sinh nên ưu tiên lựa chọn những tổ hợp môn cao nhất để tăng cơ hội trúng tuyển. Khi trúng tuyển vào trường bằng bất kỳ tổ hợp môn nào, chương trình đào tạo, môi trường học tập hay giá trị bằng cấp đều không có sự phân biệt.
STT |
Ngành học |
Mã ngành |
Tổ hợp môn xét tuyển |
1 |
Quản trị kinh doanh
- Quản trị kinh doanh tổng hợp
- Quản trị doanh nghiệp
- Quản trị Khởi nghiệp
- Quản trị Logistic |
7340101 |
A00 (Toán, Lý, Hóa)
A01 (Toán, Lý, Anh)
D01 (Toán, Văn, Anh)
C00 (Văn, Sử, Địa) |
2 |
Kinh doanh quốc tế
- Kinh doanh quốc tế
- Ngoại thương
- Kinh doanh thương mại |
7340120 |
3 |
Marketing
- Quản trị Marketing
- Quản trị thương hiệu
- Quảng cáo |
7340115 |
4 |
Luật kinh tế
- Luật thương mại quốc tế
- Luật kinh doanh
- Luật tài chính ngân hàng |
7380107 |
5 |
Luật quốc tế |
7380108 |
6 |
Luật |
7380101 |
7 |
Quản trị nhân lực |
7340404 |
8 |
Quản trị khách sạn
- Quản trị khách sạn
- Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống |
7810201 |
9 |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành |
7810103 |
10 |
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng |
7510605 |
11 |
Quan hệ công chúng
- Quản lý - Tổ chức sự kiện
- Báo chí - Truyền thông
- Công nghệ truyền thông |
7320108 |
12 |
Công nghệ truyền thông |
7320106 |
13 |
Thương mại điện tử
- Kinh doanh trực tuyến
- Marketing trực tuyến |
7340122 |
A00 (Toán, Lý, Hóa)
A01 (Toán, Lý, Anh)
D01 (Toán, Văn, Anh)
C01 (Toán, Văn, Lý) |
14 |
Tài chính - ngân hàng
- Ngân hàng
- Tài chính doanh nghiệp
- Tài chính công
- Đầu tư tài chính |
7340201 |
15 |
Kế toán
- Kiểm toán
- Kế toán doanh nghiệp |
7340301 |
16 |
Công nghệ thông tin
- An toàn thông tin
- Mạng máy tính, truyền thông
- Công nghệ phần mềm
- Hệ thống thông tin |
7480201 |
17 |
Ngôn ngữ Anh
- Tiếng Anh thương mại
- Tiếng Anh biên - phiên dịch
- Tiếng Anh sư phạm |
7220201 |
A01 (Toán, Lý, Anh)
D01 (Toán, Văn, Anh)
D14 (Văn, Sử, Anh)
D15 (Văn, Địa, Anh) |
18 |
Quan hệ quốc tế |
7310206 |
19 |
Ngôn ngữ Nhật (*) |
7220209 |
20 |
Ngôn ngữ Hàn Quốc |
7220210
|
Các tổ hợp môn xét tuyển năm 2019 tương ứng với từng ngành
Điều kiện xét tuyển và những thủ tục hồ sơ cần chuẩn bị
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển học bạ vào UEF cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
+ Tổng điểm trung bình năm lớp 12 của ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 18.0 điểm trở lên.
Hồ sơ xét tuyển học bạ tại UEF bao gồm giấy tờ sau:
Thí sinh điền thông tin đơn đăng ký xét tuyển học bạ theo mẫu hướng dẫn sau:
• Bản sao học bạ THPT (photo công chứng).
• Bản sao bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (có công chứng).
• Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
Lưu ý, thí sinh có thể xét cùng lúc nhiều ngành. Trường hợp thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển đợt 1, có thể bổ sung chứng nhận tốt nghiệp tạm thời ngay sau khi có kết quả tốt nghiệp.
Cách thức nộp hồ sơ xét tuyển học bạ vào UEF
Để nộp hồ sơ xét tuyển học bạ vào UEF thí sinh có thể dùng một trong hai cách sau:
Cách 1: Thí sinh có thể liên hệ trực tiếp tại Văn phòng Tư vấn tuyển sinh, trường Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh để nộp hồ sơ.
Cách 2: Đối với thí sinh ở xa, các bạn có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện đến địa chỉ: Văn phòng Tư vấn tuyển sinh, trường Đại học Kinh tế - Tài Chính (276 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM).
Mọi thắc mắc, thí sinh vui lòng liên hệ qua các kênh dưới đây để được tư vấn tốt nhất:
- Điện thoại: (028) 5422 5555 * Hotline: 094 998 1717; 091 648 1080
- Trang tư vấn trực tuyến: https://www.uef.edu.vn/tu-van-tuyen-sinh
- Email: tuyensinh@uef.edu.vn
Học bổng tuyển sinh:
Thí sinh xét tuyển học bạ vào UEF có cơ hội nhận được các suất học bổng tương ứng 100%, 50%, 25% giá trị học phí.
Đối với các ngành Công nghệ thông tin, Thương mại điện tử, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Công nghệ truyền thông, Quan hệ quốc tế khi xét tuyển vào trường sinh viên nhận được mức học bổng đặc biệt trị giá 40% học phí toàn khóa học (Áp dụng cho tân sinh viên tốt nghiệp THPT 2019 và không áp dụng đồng thời với các chính sách học bổng khác).
|
Thí sinh có thể liên hệ đăng ký online ngay bây giờ để được Tư vấn chi tiết hơn:
TT.TVTS-TT