Là phương thức tuyển sinh được nhiều trường đại học trên cả nước áp dụng suốt nhiều năm qua, xét tuyển học bạ đã mở ra cơ hội cho nhiều bạn trẻ trúng tuyển vào ngành nghề cũng như môi trường học tập mình yêu thích. Tuy nhiên, khá nhiều thí sinh vẫn chưa nắm rõ thông tin và còn phân vân khi chọn lựa phương thức xét tuyển ưu việt này.
Bài viết sẽ giúp các bạn hiểu hơn về lợi ích của phương thức xét tuyển học bạ, nắm được những thí sinh nào nên đăng ký xét tuyển theo phương thức này?
Những đối tượng nào nên đăng ký xét tuyển học bạ?
Với nhiều ưu điểm nổi bật như: giảm áp lực thi cử, cơ hội trúng tuyển cao, sở hữu học bổng giá trị, thủ tục, hồ sơ xét tuyển đơn giản,... thí sinh không nên bỏ qua phương thức xét tuyển học bạ. Đặc biệt là nhóm các thí sinh sau đây:
- Có điểm học bạ đẹp với mong muốn nhận học bổng đầu vào lên đến 100% giá trị học phí;
- Cảm thấy cơ hội trúng tuyển không cao khi mức điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ ở lưng chừng điểm sàn của các trường đại học hoặc khó đạt tới điểm chuẩn;
- Có điểm thi tốt nghiệp THPT chưa may mắn "chạm" đến điểm sàn của một số trường đại học nhưng đã được xét đậu tốt nghiệp;
- Không trúng tuyển hoặc không tự tin trúng tuyển nguyện vọng đợt 1 do phổ điểm tăng cao mặc dù đã đăng kí n nguyện vọng (sau khi kết thúc giai đoạn điều chỉnh nguyện vọng và xét tuyển đợt bổ sung) nhưng đã đậu tốt nghiệp THPT;
- Không muốn hoặc không thể điều chỉnh nguyện vọng vì không có điểm thi của môn thành phần thuộc tổ hợp môn cần xét tuyển (do chỉ được chọn 1 trong 2 bài thi là KHTN hoặc KHXH) hoặc điểm tổ hợp môn đã thi không được khả quan;
- Chưa từng đăng ký xét tuyển nguyện vọng vào bất cứ trường nào do trước đó chỉ muốn thi để xét tốt nghiệp;
- Không nộp phiếu điểm gốc cho trường đã trúng tuyển nguyện vọng đợt 1 để xác nhận nhập học (sau khi đã có danh sách trúng tuyển do trường đó công bố)
- Đã tốt nghiệp THPT từ năm 2020 trở về trước và điểm học tập đạt điều kiện xét tuyển;
Do đó, hãy sẵn sàng để trở thành sinh viên đại học trong môi trường song ngữ - quốc tế tại UEF bằng cách:
- Lựa chọn ngành nghề yêu thích với tổng điểm trung bình 3 môn lớp 12 từ 18 trở lên (tổ hợp môn phù hợp với ngành xét tuyển) hoặc tổng điểm trung bình 5 học kỳ (không bao gồm học kỳ 2 lớp 12) từ 30 trở lên.
Bạn thuộc đối tượng nào trong những thí sinh nên xét tuyển học bạ?
Hồ sơ xét tuyển học bạ vào UEF gồm những gì?
Để xét tuyển học bạ vào UEF, thí sinh cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Đơn xét tuyển học bạ (theo mẫu của trường UEF)
- Photo học bạ THPT (có công chứng)
- Photo công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời
- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)
Sau khi hoàn tất hồ sơ, thí sinh có thể nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện về địa chỉ: Văn phòng tư vấn tuyển sinh, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), số 141 - 145 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Qua thông tin "Những thí sinh nào nên đăng ký xét tuyển học bạ?", UEF mong muốn các thí sinh sẽ tận dụng tối đa cơ hội và đưa ra những quyết định sáng suốt trước ngưỡng cửa tương lai. Tại UEF, dù thí sinh trúng tuyển theo bất kỳ phương thức nào cũng đều được thụ hưởng các điều kiện học tập như nhau, chương trình đào tạo song ngữ vượt trội, trải nghiệm môi trường năng động, hiện đại và có nhiều cơ hội xuất ngoại học tập, nhận bằng quốc tế.
TT.TT-TT