Về chế độ, chính sách ưu tiên, dự thảo sửa đổi, bổ sung có một số điều chỉnh. Trong đó, đối tượng “con của người được hưởng chính sách như bệnh binh” không còn được nhắc đến như quy chế cũ.
Theo ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GDĐT: Sau khi ban hành Thông tư, Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn thi THPT quốc gia, trong đó có hướng dẫn cụ thể về thời gian, cách thức đăng ký dự thi, coi thi, chấm thi... Đây là văn bản quan trọng để các cơ sở giáo dục làm căn cứ để thực hiện các khâu của kỳ thi.
Vào ngày 20.3, Bộ sẽ có tập huấn công tác thi THPT quốc gia năm 2018 đối với các sở GDĐT. Bắt đầu từ đấu tháng 4, học sinh sẽ bắt đầu đăng kí dự thi.
Theo TS. Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), từ năm 2017, các thí sinh đã được đăng ký nguyện vọng không giới hạn, mỗi em có những định hướng, lựa chọn khác nhau. Cái quan trọng không phải đăng ký bao nhiêu nguyện vọng, mà vấn đề là các em có hiểu được ngành học đó hay không, có thực sự phù hợp với năng lực của mình hay không. Công việc trong ngành nghề mình yêu thích, công việc sẽ là niềm vui chứ không phải là áp lực.
“Nếu các em đã có đủ thông tin để lựa chọn, tôi cho rằng các em chỉ nên chọn trong khoảng từ 3 – 5 nguyện vọng. Có những nguyện vọng thấp hơn một chút so với năng lực tự đánh giá của các em để đề phòng rủi ro và ngược lại.
Do đó, khi chọn số nguyện vọng như vậy thì khả trúng tuyển của thí sinh sẽ ở mức độ cao. Bởi trong năm qua, tỉ lệ thí sinh trúng tuyển khi đăng ký từ 3 – 5 nguyện vọng rơi ở khoảng gần 70%”, TS. Kim Phụng chia sẻ.
Về đăng ký tuyển sinh và xét tuyển năm 2018 cũng không có thay đổi nhiều so với năm 2017. Bộ đang lên kế hoạch dự kiến để các thí sinh đăng ký dự thi là từ 1 – 20/4/2018.
Về thời gian điều chỉnh nguyện vọng, dự kiến là khoảng từ 18 – 26/7/2018 sau khi có đầy đủ dữ liệu về điểm thi, tương quan điểm thi thì các thí sinh sẽ được điều chỉnh nguyện vọng.
Bộ GD&ĐT sẽ không quy định điểm sàn hay ngưỡng đảm bảo chất lượng trừ với ngành đào tạo giáo viên. Quyền này được trao cho các trường, các trường được tự chủ, xác định ngưỡng đầu vào cho nó hợp với chính sách tuyển sinh, chính sách chất lượng của từng trường.
Kỳ thi THPT quốc gia 2018 sẽ gồm 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Trong đó, 3 bài thi là bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học tự nhiên hoặc bài thi Khoa học xã hội. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn một trong các thứ tiếng là Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật. Đối với hệ giáo dục thường xuyên sẽ phải trải qua 2 bài thi bắt buộc gồm: Toán, Ngữ văn và một bài thi tự chọn là Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc bài thi Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý).
Cách tính điểm thi tốt nghiệp THPT 2018:
>>Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật từ mức huỷ bài thi trở lên, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp lấy điểm để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN) từ 5,0 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT
|