Menu
  
Tin tuyển sinh

UEF tham gia tư vấn truyền hình trực tuyến: Cơ hội cho thí sinh chưa trúng tuyển NV1

11/08/2016
Vào lúc 14 giờ 30 chiều nay (11.8), đại diện Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), Ths. Phạm Doãn Nguyên - PGĐ Trung tâm Tư vấn - Tuyển sinh - Truyền thông đã tham dự buổi tư vấn truyền hình trực tuyến do Báo Thanh Niên tổ chức với chủ đề "Cơ hội cho thí sinh chưa trúng tuyển nguyện vọng 1" .
 

Đại diện UEF, Ths. Phạm Doãn Nguyên là một trong những khách mời tham dự buổi tư vấn truyền hình trực tuyến trên Thanh Niên Online chiều nay 
 
Theo kế hoạch, đến chiều ngày 11.8, Cổng thông tin đăng ký xét tuyển trực tuyến của Bộ GD-ĐT chính thức khóa lại. Tiếp đến, vào lúc 17 giờ ngày 12.8, các trường ĐH, CĐ cũng kết thúc việc thu nhận hồ sơ bằng các hình thức còn lại: trực tiếp và bưu điện.
Vào thời điểm quan trọng này, thông qua buổi tư vấn trực tuyến các trường đã đưa ra những lời khuyên quan trọng nhất giúp thí sinh có quyết định đúng đắn trong việc nộp hồ sơ để trúng tuyển ngay nguyện vọng 1, đồng thời chia sẻ những cơ hội dành cho thí sinh ở đợt xét tuyển bổ sung.
 
Các bạn thí sinh có thể đặt câu hỏi từ bây giờ để kịp thời nắm bắt thông tin về đợt xét tuyển NVBS
 
Đại diện các trường cũng đã chia sẻ những thông tin bổ ích về điểm nhận hồ sơ xét tuyển, tư vấn cách thức nhận hồ sơ, tháo gỡ các vướng mắc xung quanh việc chọn tổ hợp môn và lựa chọn ngành nghề ở những ngày cuối cùng đợt xét tuyển đầu tiên cũng như cơ hội cho đợt xét tuyển tiếp theo.
Thí sinh và quý phụ huynh có thể nắm bắt thêm những thông tin hữu ích thông qua buổi tư vấn này:
Th.S Phạm Doãn Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM cho biết: Năm nay, quy chế mới của Bộ GD&ĐT tạo ra nhiều hình thức hỗ trợ TS. Các trường cũng tư vấn rất kỹ, như tại UEF. Cơ hội vẫn còn thì nên tận dụng cơ hội. Vì ngành nào đã đủ chỉ tiêu trường sẽ không tuyển nữa. Đồng thời thí sinh đăng ký sớm, khi trúng tuyển sẽ được hưởng thụ cơ hội củng cố ngoại ngữ… ngay từ đầu năm.
Thạc sĩ Lâm Thành Hiển, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng: Hiện nay Bộ cho biết còn khoảng 100.000 TS có điểm trên điểm sàn chưa nộp hồ sơ. Vì vậy, Bộ có lưu ý các trường tạo điều kiện các em nộp hồ sơ xét tuyển.
Tại ĐH Lạc Hồng, TS đăng ký khoảng 50% chỉ tiêu. Những ngành có số lượng TS đông là dược, Đông phương, cơ khí, cơ điện. Các ngành tài chính, môi trường vẫn ít. Khả năng điểm xét trúng tuyển chỉ bằng điểm sàn của Bộ và còn 50% chỉ tiêu cho đợt xét thứ 2.
Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM: Chỉ tiêu cho tất cả các chương trình đào tạo tại trường là 5.200 chỉ tiêu. Một số ngành còn nhiều cơ hội cho TS, đó là 5 ngành chất lượng cao như công nghệ sinh học, kỹ thuật môi trường… Phân hiệu tại Ninh Thuận ít TS nộp hơn, do đó cơ hội đậu sẽ cao.
Nhóm công nghệ và ngành hot hiện nay có tỉ lệ chọi khá cao, ví dụ thú y, công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, nông học... Nhóm điểm chuẩn dự kiến 19-21 liên quan đến nông lâm ngư.
Mức điểm chuẩn 18-20 có thể gồm các ngành phát triển nông thôn, công nghệ chế biến nông sản, các chương trình chất lượng cao.
Th.S. Phạm Doãn Nguyên: Hồ sơ năm nay rất nhiều nhưng rất lo. Phụ huynh và TS nộp hồ sơ khác năm ngoái. Đó là phụ huynh, TS gọi đến trường trước, hỏi ngành muốn nộp thế nào, có khả năng trúng tuyển hay không. Năm nay, mức điểm xét của trường khác năm vừa rồi. Năm ngoái xét điểm 15, năm nay có nhiều mức điểm khác nhau. Hiện nay hồ sơ nộp theo chỉ tiêu thì đủ nhưng đến ngày nhập học mới biết được.
Hiện nay, hầu như hồ sơ nộp theo chỉ tiêu rất tốt và ngày hôm nay sẽ còn nhiều hồ sơ. Sẽ không có cảnh dồn ứ như năm ngoái vì mọi thứ diễn ra rất bình thường. 
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, băn khoăn: Hiện điều lo lắng của một số trường là năm nay TS được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển cùng lúc vào 2 trường và sau khi được công bố trúng tuyển TS mới nộp hồ sơ nhập học. Vì vậy, TS nộp hồ sơ xét tuyển vào trường, trúng tuyển nhưng chưa chắc nhập học trong trường hợp TS nộp và trúng tuyển cùng lúc 2 trường.
Thí sinh hỏi: Nếu TS trúng tuyển nhưng không muốn nhập học vào những trường mình đã trúng tuyển, TS có được tiếp tục nộp hồ sơ vào đợt bổ sung hay không?
Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM: Theo quy chế năm 2016, trước ngày 19.8, nếu TS đậu mà không nộp giấy chứng nhận kết quả thi, thì xem như TS từ chối trúng tuyển, nên các em đủ quyền để nộp hồ sơ xét tuyển NV bổ sung. Trong khi đó, năm 2015 thì cứ trúng tuyển là dữ liệu TS đã bị khóa, không thể xét NV bổ sung. 
Th.S Phạm Doãn Nguyên: Điểm xét tuyển nguyện vọng bổ sung có thể cao hơn. Nếu đợt đầu bỏ qua cơ hội, đợt sau cơ hội sẽ mong manh hơn nhiều.
Ngành luật kinh tế điểm chuẩn sẽ ở mức bao nhiêu?
Th.S. Phạm Doãn Nguyên: Hồ sơ nộp ngành này vượt xa chỉ tiêu. Điểm xét tuyển là 15,5 điểm. Kết thúc đợt nhận hồ sơ (hết ngày 12/8) trường mới công bố điểm trúng tuyển. Nhưng đợt xét tuyển đầu tiên thường sát với điểm xét tuyển đã công bố. 
Nhà báo Thùy Ngân: Những lời khuyên của các chuyên gia tạm kết lại phần 1 của chương trình tư vấn hôm nay. Cảm ơn các thầy đã tham gia chương trình, cảm ơn quý khán giả đã theo dõi chương trình trực tiếp tại website Báo Thanh Niên. Chúng tôi hy vọng thí sinh có những thông tin cần thiết để quyết định nên nộp vào một trường/ngành nào đó (nếu chưa nộp) hoặc chọn một cơ hội khác ở nguyện vọng bổ sung nếu biết mình không có nhiều cơ hội trúng tuyển đợt 1.
 
Song song với các đợt xét tuyển nguyện vọng theo kết quả thi THPT quốc gia 2016, UEF còn nhận hồ sơ xét tuyển học bạ THPT (lớp 12) đến ngày 25.8.
Phương thức này yêu cầu thí sinh tốt nghiệp THPT đồng thời đảm bảo tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 18.0 trở lên đối với bậc đại học và 15.0 điểm trở lên với bậc cao đẳng.
 

Trung tâm TV - TS - TT
TIN LIÊN QUAN