Menu
  
Tin UEF

Lý do sinh viên quốc tế “ưu ái” UEF khi chọn môi trường học tập

05/04/2018
Xây dựng môi trường học tập quốc tế chất lượng cao với những trải nghiệm đa văn hóa đã trở thành sứ mệnh đào tạo của trường Đại học Kinh tế  - Tài chính Tp.HCM (UEF). Tại đây, sinh viên được tạo mọi điều kiện để phát triển và mở rộng tầm nhìn với nhiều chương trình học tập và giao lưu quốc tế, trao đổi học thuật và văn hóa với các trường đại học hàng đầu trên thế giới. Cũng với những ưu điểm vượt trội này, nhiều sinh viên nước ngoài đã chọn UEF là điểm đến để trải nghiệm học kỳ quốc tế. 
Môi trường đại học “đa quốc gia”
Trong năm 2017, UEF đã tiếp nhận hai sinh viên người Pháp (Đại học Cergy - Pontoise) theo học về lĩnh vực kinh tế tài chính. Đáng chú ý, một sinh viên người Iraq đã quyết định chọn học chương trình đại học chính quy ngành Công nghệ thông tin tại trường.
 
 sinh viên quốc tế học tại uEF
Bạn Lee Seo Wan - sinh viên Đại học Hankuk (Hàn Quốc) đang theo học Luật kinh tế tại UEF


Hai sinh viên Pháp - Claire Nguyen Quang và Kévy-Mike Dokoui chọn UEF là điểm đến cho học kỳ quốc tế
 
Chia sẻ về lý do đến Việt Nam và chọn UEF để trải nghiệm học kỳ quốc tế, Kévy-Mike Dokoui cho biết: "Mình quyết định chọn Việt Nam làm điểm đến để khám phá văn hoá cũng như biết thêm về quá trình phát triển của đất nước các bạn. Mình có 2 lựa chọn, nhưng mình quyết định "đầu quân" về UEF vì mình thấy khoá học và lịch học rất tuyệt. Và, thực tế là các lớp mình tham dự đều rất tốt, các thầy cô tận tình chăm sóc sinh viên và rất thân thiện. Cảm ơn mọi người đã chào đón mình!"
Ngay trong năm 2018 này, “nhà UEF” tiếp tục chào đón thêm 3 sinh viên Đại học Cergy Pontoise (Pháp) thuộc chuyên ngành Kinh tế  và 1 sinh viên Hàn Quốc chuyên ngành Luật kinh tế Đại học Hankuk (Hàn Quốc). Các thành viên mới này sẽ theo học học kỳ 2A 2017 - 2018 tại trường cũng như hòa vào không gian văn hóa đa sắc màu của UEF.
 
sinh viên quốc tế học tại UEF 4
Quentin Guilaume và Mehdy Laudrin - sinh viên Đại học Cergy Pontoise (Pháp) đánh giá cao môi trường đại học quốc tế năng động, thân thiện của UEF

Dày đặc các hoạt động giao lưu, học tập quốc tế
Với mục tiêu quốc tế hóa giáo dục, những năm qua, UEF không ngừng tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, hợp tác đa phương với các trường, viện, doanh nghiệp trong nước, khu vực và quốc tế để liên kết đào tạo, hội nhập và phát triển.
 
hợp tác quốc tế UEF 7
hợp tác quốc tế UEF 6 


Liên tiếp các trường Đại học trên thế giới đến tham quan và trao đổi hợp tác cùng UEF

Hiện tại, chương trình đào tạo và bằng cấp của UEF được rất nhiều trường đối tác nước ngoài công nhận, sinh viên hoàn toàn có thể chọn học chuyển tiếp tại trường đại học đối tác để nhận bằng cấp quốc tế hoặc học song bằng để nhận cùng lúc bằng của UEF và bằng của trường đối tác.
 

Sinh viên các trường đại học trên thế giới cũng thường xuyên đến tham quan và giao lưu học thuật tại UEF
 
Sinh viên UEF cũng thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm các khóa du học ngắn hạn tại các trường ĐH Budapest (Hungary), Đại học Bangkok (Thái Lan), Đại học SEGi (Malaysia), Trường Kinh doanh quốc tế Solbridge (Hàn Quốc), Đại học Kobe (Nhật Bản),...
Không chỉ học tập kiến thức, kỹ năng ở những chuyến “xuất ngoại”, sinh viên còn được trải nghiệm môi trường giáo dục quốc tế thực thụ thông qua các hoạt động giao lưu học thuật, văn hóa quốc tế ngay tại UEF. Thường niên, Nhà trường đón tiếp hàng trăm sinh viên từ Đại học Pittsburgh (Hoa Kỳ), Đại học Bangkok (Thái Lan), Đại học SEGi (Malaysia), Đại học Gloucestershire (Anh Quốc),... đến tham quan và học tập cùng sinh viên UEF.
 


Là sinh viên UEF, các bạn đã nắm chắc "tấm vé" vi vu khắp các châu lục
 
Những dịp này, sinh viên UEF và những người bạn quốc tế có cơ hội hiểu thêm về con người, cuộc sống và những nét đặc sắc trong văn hóa của mỗi quốc gia. Đặc biệt, đây là dịp để sinh viên “nhà UEF” chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm về đời sống sinh hoạt, phương pháp học tập với các bạn sinh viên quốc tế, có môi trường rèn luyện ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, phục vụ hiệu quả cho việc học tập và khẳng định vị thế bản thân trong nền kinh tế hội nhập.
 
An Du
TIN LIÊN QUAN