ĐIỀU KHOẢN KHÔNG KHIẾU NẠI GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐƯỢC CHUYỂN GIAO DƯỚI GÓC NHÌN CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
Bùi Thị Hằng Nga
Trường Đại học Kinh tế_ Luật ĐHQG TP.HCM
Bài viết công bố trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 12/2024
Tóm tắt:
Điều khoản không khiếu nại là một điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ. Theo đó, bên nhận chuyển giao không được quyền khiếu nại về hiệu lực của công nghệ/ quyền sở hữu công nghiệp được chuyển giao. Mặc dù đây là một điều khoản được các bên thỏa thuận, ghi nhận trong hợp đồng dựa trên nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận. Tuy nhiên, điều khoản này có thể gây tác động hạn chế cạnh tranh. Đó là lý do mà pháp luật một số quốc gia đã sử dụng pháp luật cạnh tranh để điều chỉnh đối với điều khoản này bên cạnh quy định của luật hợp đồng và luật sở hữu trí tuệ.
Bài viết phân tích quy định pháp luật của các quốc gia điều chỉnh đối với điều khoản này trong mối liên hệ với pháp luật Việt Nam.
Từ khóa: Quyền sở hữu trí tuệ, Điều khoản không khiếu nại, Luật Sáng chế, Luật Cạnh tranh
Abstract:
No-challenge clause is a term recorded in the the license contract. Accordingly, The licensor is not allowed to the licensee from complaining about or initiating lawsuits with regard to the validity of the industrial property rights or the licensor's right to license. Although this is an agreement agree by the parties, recorded in the contract based on the principle of fair dealing and good faith. However, this provision may have an anti-competition effect. That is why some countries have used competition laws to regulate this provision in addition to provision of contract law and intellectual proprety law.
The article analyzed the law of the countries governing this provision in connection with the laws of Vietnam
Keywords: IPRs, No-challenge clause, Patent Law, Competition Law
File PDF:
ĐIỀU KHOẢN KHÔNG KHIẾU NẠI GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐƯỢC CHUYỂN GIAO DƯỚI GÓC NHÌN CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
- Đặt vấn đề
Thông thường một công nghệ trên thực tế chứa đựng rất nhiều đối tượng quyền sở hữu trí tuệ (sáng chế) bao gồm cả những đối tượng đang được bảo hộ và cả những đối tượng hết thời hạn bảo hộ. Do vậy, để tránh các tranh chấp giả tạo phát sinh từ hành vi cạnh tranh không lành mạnh của bên nhận chuyển giao cũng như hạn chế nguy cơ phải tốn nhiều thời gian, chi phí giải quyết các tranh chấp phát sinh, thông thường bên chuyển giao khi chuyển giao cùng lúc nhiều đối tượng quyền sở hữu trí tuệ sẽ đặt ra yêu cầu bên nhận chuyển giao không được quyền khiếu nại giá trị pháp lý của các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác được tích hợp, gắn liền với công nghệ chính.
Dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ của một số quốc gia, việc ghi nhận điều khoản này được xem là hợp lý dựa theo nguyên tắc đã được thừa nhận rộng rãi của học thuyết không được quyền khiếu nại với quyền sở hữu trí tuệ (The doctrine of licensee estoppel) áp dụng một thời gian dài tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Tuy nhiên, một số quốc gia thì cho rằng đây là hành vi cần được ngăn cấm vì điều khoản này có thể tạo ra hiệu ứng hạn chế cạnh tranh nhằm ngăn chặn sự khiếu nại đối với các bằng sáng chế không hợp pháp. Đồng thời, điều khoản này cũng có thể tác động đến quyền lợi của người tiêu dùng- một trong những đại lượng được bảo vệ của pháp luật cạnh tranh. Đó là lý do quan trọng mà trong hệ thống pháp luật của một số quốc gia điển hình là các quốc gia ở châu Âu hoặc Trung Quốc đã sử dụng cả pháp luật cạnh tranh để xem xét, điều chỉnh đối với điều khoản này trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ thay vì chỉ sử dụng pháp luật sở hữu trí tuệ.
Vấn đề này một lần nữa được quan tâm nghiên cứu khi vào năm 2015 cơ quan có thẩm quyền tại Trung Quốc đã phạt công ty Qualcomm 1 tỷ đô la vì liên quan đến việc ràng buộc điều khoản không khiếu nại hiệu lực quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng chuyển giao[1].
...
[1] Thomas k. Cheng (2016), Antitrust treatment of the no challenge clause, New York University Journal of Intellectual property and Entertainment law, volume 5 spring 2016 number 2 page 439